Nếu trẻ chưa tự đi được, thì chưa cần mang giày. Nếu trẻ chỉ mới chập chững tập đi, giày chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi chấn thương ngẫu nhiên khi trẻ có thể đụng vào gờ, độ vật cứng khi di chuyển tự mình. So với giày cổ thấp, giày cổ cao không hẳn hỗ trợ trẻ tốt hơn, mà chỉ có lợi hơn là trẻ khó tự gỡ giày cổ cao ra khỏi chân hơn mà thôi.
Một số ba mẹ ông bà cho trẻ đi giày với suy nghĩ việc đi giày sẽ hỗ trợ phát triển cơ xương của chân và bàn chân của trẻ, cũng như giúp tránh những vấn đề đi đứng về sau. Đây là một suy nghĩ không đúng. Chân của trẻ sẽ phát triển một cách tự nhiên, theo chương trình đặt sẵn, và gần như không bao giờ cần các loại giày dép đặc biệt nào để hỗ trợ cả.
Khi trẻ phát triển, bàn chân của trẻ cũng thay đổi rất nhanh, vì vậy cũng cần thay kích cỡ giày rất nhanh. Từ lúc sinh ra, cứ mỗi 2 tháng, bàn chân sẽ to ra ½ số (kích cỡ giày), cho đến 18 tháng tuổi. Từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi, cứ mỗi 3 tháng, bàn chân sẽ to ra thêm ½ số. Từ 3 tuổi trở đi, cứ mỗi năm, chân trẻ lại to ra thêm 1 số.
Nên chọn giày dép cho trẻ nhỏ có những tính chất sau:
• Bảo vệ được chân của trẻ
• Giúp trẻ bám tốt vào bề mặt trơn, nhẵn
• Giúp trẻ đi lại dễ dàng ở nhiều loại địa hình: vd nền cát, có đá nhỏ, hoặc bề mặt xi măng.
• Phần sau của giày ôm vừa vặn gót chân của trẻ, giúp tránh chân trẻ trượt lên phía trước khi trẻ đi.
• Khi trẻ đứng lên, khoảng cách giữa đầu ngón chân dài nhất với đầu giầy phải ít nhất là 1.25cm (chiều rộng 1 ngón cái của bạn)
• Giữa khuôn chân của bé và khuôn giầy phải cách nhau 5mm
• Khi trẻ đứng, nếu bạn nhéo vào giày, sẽ để lại một nếp nhàu nhỏ (có nghĩa là chất liệu không quá cứng nhắc)
• Nếu mua giày, nên dẫn trẻ đi theo thử giày trước hẵng mua.
Theo:
Footwear for children – Caring for kids – Paeditatric society of Canada.
Post a Comment