Halloween Costume ideas 2015

UỐNG SỮA CÓ LÀM TĂNG ĐÀM, ĐẶC ĐÀM TRONG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP?

UỐNG SỮA LÀM TĂNG ĐÀM, ĐẶC ĐÀM TRONG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP? Ai nghĩ uống sữa làm tăng đàm, đặc đàm trong bệnh viêm đường hô hấp trên? – Giơ tay lên! Ai đã và đang tự giảm uống sữa, hoặc giảm sữa cho con, với lý do sợ sữa làm tăng đàm, đặc đàm hơn cho con trẻ? – Giơ tay lên nhé! Thật ra, các bạn không đơn lẻ! Ngay cả ở phương Tây, cũng có niềm tin rất phổ biến là uống sữa gây đàm nhớt nhiều, và vì vậy, cũng có nhiều gia đình thực hành giống bạn vậy! Có một nghiên cứu được công bố vào năm 1990, đăng trên tạp chí The American review of Respiratory, rất vui và bựa, như sau: Người ta tập trung những người tình nguyện tham gia nghiên cứu (người lớn) Sau đó phơi nhiễm (làm bị bệnh) những người này với con Virus hay gây cảm cúm – là co Rhinovirus-2 Sau đó theo dõi nhóm người này trong 10 ngày, ghi nhận các triệu chứng hô hấp mỗi ngày, lượng ăn uống sữa và các sản phẩm của sữa mỗi ngày. Bựa hơn nữa, là họ còn lấy dịch mũi của mỗi người này, mỗi ngày, và đem ra phân tích luôn đó! Sau nghiên cứu, người ta thấy rằng: có gần 1/3 người tham gia nghiên cứu giảm uống sữa và ăn các sản phẩm của sữa, 80% nguyên nhân được đưa ra, là do sợ sữa làm nặng thêm đàm nhớt và triệu chứng hô hấp của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy rằng, những người tự động giảm sữa vì sợ sữa làm nặng hơn, hoặc giảm sữa vì bệnh (bớt thèm ăn uống), lại thật sự, bị ho nhiều hơn, sổ mũi và nghẹt mũi nhiều hơn so với nhóm uống sữa như bình thường. Đồng thời, lượng dịch mũi, và tín nhầy của dịch mũi ở cả hai nhóm này là như nhau! Biểu tượng cảm xúc smile Nghiên cứu này kết luận là, không thấy có mối liên quan nào giữa sữa và sản xuất đàm nhớt, cũng như triệu chứng hô hấp cả. Các bạn nghĩ sao nào?! Biểu tượng cảm xúc wink Bs. Huyên Thảo. Nguồn tham khảo: Pinnock CB, etal; Relationship between milk intake and mucus production in adult volunteers challenged with rhinovirus-2; The American Review of Respiratory diseases;1990;141(2):352-356.

UỐNG SỮA LÀM TĂNG ĐÀM, ĐẶC ĐÀM TRONG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP?


Ai nghĩ uống sữa làm tăng đàm, đặc đàm trong bệnh viêm đường hô hấp trên? – Giơ tay lên!
Ai đã và đang tự giảm uống sữa, hoặc giảm sữa cho con, với lý do sợ sữa làm tăng đàm, đặc đàm hơn cho con trẻ? – Giơ tay lên nhé!
Thật ra, các bạn không đơn lẻ! Ngay cả ở phương Tây, cũng có niềm tin rất phổ biến là uống sữa gây đàm nhớt nhiều, và vì vậy, cũng có nhiều gia đình thực hành giống bạn vậy!
Có một nghiên cứu được công bố vào năm 1990, đăng trên tạp chí The American review of Respiratory, rất vui và bựa, như sau:
Người ta tập trung những người tình nguyện tham gia nghiên cứu (người lớn)
Sau đó phơi nhiễm (làm bị bệnh) những người này với con Virus hay gây cảm cúm – là co Rhinovirus-2

Sau đó theo dõi nhóm người này trong 10 ngày, ghi nhận các triệu chứng hô hấp mỗi ngày, lượng ăn uống sữa và các sản phẩm của sữa mỗi ngày. Bựa hơn nữa, là họ còn lấy dịch mũi của mỗi người này, mỗi ngày, và đem ra phân tích luôn đó!
Sau nghiên cứu, người ta thấy rằng: có gần 1/3 người tham gia nghiên cứu giảm uống sữa và ăn các sản phẩm của sữa, 80% nguyên nhân được đưa ra, là do sợ sữa làm nặng thêm đàm nhớt và triệu chứng hô hấp của mình.
Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy rằng, những người tự động giảm sữa vì sợ sữa làm nặng hơn, hoặc giảm sữa vì bệnh (bớt thèm ăn uống), lại thật sự, bị ho nhiều hơn, sổ mũi và nghẹt mũi nhiều hơn so với nhóm uống sữa như bình thường. Đồng thời, lượng dịch mũi, và tín nhầy của dịch mũi ở cả hai nhóm này là như nhau! Biểu tượng cảm xúc smile
Nghiên cứu này kết luận là, không thấy có mối liên quan nào giữa sữa và sản xuất đàm nhớt, cũng như triệu chứng hô hấp cả.
Các bạn nghĩ sao nào?! Biểu tượng cảm xúc wink
Bs. Huyên Thảo.
Nguồn tham khảo:
Pinnock CB, etal; Relationship between milk intake and mucus production in adult volunteers challenged with rhinovirus-2; The American Review of Respiratory diseases;1990;141(2):352-356.

Bài viết được xin phép và đặt tên theo tác giả bài viết.

Post a Comment

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget