Halloween Costume ideas 2015
March 2016


Trong lịch sử phát triển của con người, có những giai đoạn sữa mẹ bị ngó lơ và xếp xó. Trong những năm 1960 tại Úc, người ta thống kê thấy chỉ có khoảng phân nửa trẻ được cho bú mẹ sau khi được sinh ra và xuất viện về nhà, và chỉ có 1/5 trẻ được cho bú mẹ sau 3 tháng tuổi. Nhưng, càng về sau, các nghiên cứu y khoa càng chứng minh cho thấy lợi ích và giá trị không thể chối cãi được của sữa mẹ, và trả lại “cúp vàng” cho sữa mẹ về chất lượng vượt trội so với những sản phẩm “nhân tạo” khác (aka: sữa công thức). Sự thật là, giá trị của sữa mẹ dành cho trẻ vượt qua giá trị dinh dưỡng đơn thuần, và được minh chứng bằng các bằng chứng nghiên cứu hùng hồn đến mức, tổ chức y tế thế giới WHO và Hội Đồng Nhi Khoa Hoa Kỳ đều lên tiếng nhấn mạnh, vào năm 2012, rằng việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn không nên được xem là một lựa chọn cá nhân, mà nên được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng! Hiện nay, các khuyến cáo của các tổ chức y khoa đều thống nhất khẳng định việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, sau đó tiếp tục bú mẹ cùng với ăn dặm cho đến 1 tuổi, hoặc tiếp tục sau 1 tuổi, tùy nhu cầu và mong muốn chung của mẹ và bé.




Chảy máu mũi xảy ra khi một mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi vỡ đi. Niêm mạc mũi rất mỏng manh, và các mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt niêm mạc, vì vậy, các mạch máu nhỏ này rất dễ vỡ và gây chảy máu.
Chảy máu mũi xảy ra rất phổ biến ở trẻ, và có thể gây ra từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt, tưởng chừng vô hại, như trẻ móc mũi, xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên, bỏ vật lạ vào mũi, hoặc bị bạn đụng vào mũi khi đang chơi. Chảy máu xảy ra thường với lượng rất ít, mặc dù chúng ta có cảm giá như trẻ chảy máu rất nhiều khi thấy máu lan ra đồ trẻ mặc, hoặc thấm ướt khăn giấy, và thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, trung bình khoảng 10 phút.
Một số bệnh có thể gây trẻ dễ chảy máu mũi hơn bình thường, ví dụ như :
• Nếu trẻ có mạch máu nhỏ quá nhạy, dễ vỡ và chảy máu khi tiết trời thay đổi, như khi trời nóng hoặc khô
• Nhiễm trùng tai mũi họng, cảm sổ mũi thông thường
• Dị ứng
• Một số trẻ bị bón, khi trẻ rặn gắng sức nhiều, cũng có thể gây chảy máu mũi.
Cách sơ cứu tại nhà:




Đây là một tai nạn tổn thương không phổ biến, nhưng cũng không quá hiếm gặp, đặc biệt ở nhóm trẻ trai từ 5-12 tuổi – khi trẻ đủ lớn để tự kéo khóa phéc-mơ-tuya quần để đi tè, nhưng cũng đủ nhỏ để không để ý, không thận trọng và để tai nạn xảy ra. Nói vậy, chứ đôi khi tai nạn này cũng xảy ra ở bất kì độ tuổi nào – vì là tai nạn.
Thường khi tai nạn này xảy ra, trẻ rất đau, và rất hoảng loạn, làm người lớn cũng hoảng theo, và đa số người nhà sẽ làm theo quán tính là ráng kéo phéc-mơ-tuya lên xuống để mong làm sao giải phóng phần da đầu chim bị kẹt ra. Tuy nhiên, khi làm như thế này, có thể gây tổn thương, bầm dập thêm vùng da bị kẹt, và gây đau đớn nhiều hơn cho trẻ.
Một mẹo đơn giản là nếu bạn có loại dầu bôi trơn nào, như dầu dừa, dầu ăn, dầu khoáng (những loại không gây hại cho da), nên tưới nhiều lên khắp vùng da bị kẹt, phéc-mơ-tuy, và con chim của trẻ, và đợi khoảng 15-20 phút, da bị kẹt có thể tự “chuồn ra” khỏi khóa kéo.
Nếu muốn làm nhanh hơn, và có sẵn kéo ở đó, bạn có thể làm theo cách sau:
Nếu da đầu chim bị kẹt giữa đường răng của phéc mơ tuy (như hình minh họa):
• Bạn lấy kéo cắt ngang đường răng kéo nằm dưới chỗ kẹt, và tách hai đường răng ra để giải phóng phần da kẹt (số 2).
• Nếu có kéo mạnh nữa (thường là kiềm cắt dây kim loại), bạn có thể cắt thanh ngang của khóa trượt (số 1), để hai bản trước sau của khóa trượt được tách ra, và bạn tiếp tục tách hai đường răng ra để giải phóng phần da kẹt.


Biểu tượng cảm xúc wink
Bạn có biết: đây là một tai nạn rất phổ biến xảy ra. Ở trẻ em, đa số do các tai nạn không mong muốn, đặc biệt khi trẻ té, hoặc đụng vào những đồ vật cứng. Ở người lớn, ngoài tai nạn, có thể còn do “tự chuốc lấy” qua những trận ẩu đả, đánh nhau! Biểu tượng cảm xúc wink.
Thống kê của tổ chức Nội Nha Hoa Kỳ cho thấy, có hơn 5 triệu cái răng bị “văng ra” mỗi năm, ở trẻ em và người lớn! Tuy nhiên, có thể nhiều bạnkhông biết rằng, nếu sơ cứu đúng cách, chúng ta có thể “cứu” được cái răng văng ra này, chứ không phải chịu khổ sở suốt đời vì bị mất răng!
Vậy, chúng ta nên làm thế nào đúng cách? Đây là những bước các bạn nên làm:
Nên nhớ: răng chúng ta có hai phần: phần nhai (là bề mặt phẳng, trơn mà chúng ta dùng để nhai), và phần rễ (như các bạn thấy trong hình, là phần nhọn, và có máu khi răng bị văng ra)


Cứ 10 người có khoảng 1 người đã, đang hoặc sẽ bị co giật ít nhất 1 lần trong đời. Vì vậy, co giật là một “tình trạng” khá thường gặp, và trong cuộc đời mình, bạn có khả năng cao sẽ phải chứng kiến một người bị co giật cần giúp đỡ! Vì vậy, chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản cần thiết để có thể “giúp đúng” khi cần, hoặc ít nhất, phải biết những hành động nào gọi là “giúp sai” để tránh, không làm tổn thương thêm người cần giúp một cách ngoài ý muốn!
Điều bạn cần biết đầu tiên, và nên luôn nhớ là: BẠN KHÔNG THỂ LÀM GÌ ĐỂ DỪNG CƠN CO GIẬT CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC!
Điều thứ 2 nên biết, là: NGƯỜI CO GIẬT KHÔNG THỂ TỰ NUỐT LƯỠI CỦA MÌNH, CŨNG KHÔNG BỊ NGẠT THỞ VÌ CO GIẬT!
Điều thứ 3 nên biết, là: mặc dù bạn có thể cảm thấy rất dài, đa số các cơn co giật CHỈ DÀI KHOẢNG VÀI PHÚT, trung bình là 5 phút, mà thôi!
Vì vậy, đây là những bước bạn nên làm để “giúp đúng”:



1. Nên nhớ, con trẻ là bản sao của bạn. Bạn làm gì, trẻ sẽ bắt chước làm theo. Vì vậy, nên sử dụng hành vi của chính mình để hướng dẫn con, và sự thật là, hành động của bạn có giá trị hơn lời bạn giảng dạy con rất n hiều! Nếu bạn muốn con nói “xin lỗi”, bạn cũng phải nói vậy. Nếu bạn muốn con không to tiếng, bạn là người nên kiểm soát giọng nói và nói nhỏ nhẹ với con, cũng như với người khác, nhé! Biểu tượng cảm xúc wink
2. Nên cho trẻ biết cảm xúc của bạn! Trẻ không dễ đoán cảm giác của bạn, và không thể đồng cảm cho bạn,nếu bạn không nói cho trẻ biết. Từ 3 tuổi trở lên, trẻ đã có khả năng đồng cảm rồi. Ví dụ, nếu trẻ làm điều gì đó làm bạn buồn, nên nói với trẻ “Điều con làm thế này làm mẹ rất buồn”, lúc đó, trẻ mới có cơ hội nhìn theo quan điểm của bạn được!
3. Khi trẻ làm điều gì tốt, nên khen ngợi và khuyến khích trẻ ngay. Điều này giúp trẻ biết được đâu là điều nên làm, và có động lực để tiếp tục hành vi “tốt” đó. Nếu được, nên cân bằng giữa lời khen và lời tiêu cực, tuy nhiên, “cân bằng” ở đây không phải là 1:1 đâu nha, mà là 6:1 – cứ 6 lời khen tích cực thì mới nên mắng mỏ 1 lời tiêu cực thôi nha! Nên nhớ, trẻ con rất “ma giáo”, mặc dù chúng không cố tình! Nếu thấy có lựa chọn để được bạn quan tâm, tích cực (làm bạn vui), hoặc tiêu cực (làm bạn bực mình la hét om sòm), thì “tụi nó” sẽ thích chọn cách để bạn điên tiết lên hơn, vì điều đó "thú vị" hơn nhiều Biểu tượng cảm xúc wink
4. Đừng đứng nhìn xuống mà nói chuyện hay khen ngợi trẻ, rất trịch thượng khi làm như vậy. Cách tốt nhất để “lấy lòng” trẻ là khen trẻ một cách “ngang tầm”, ngồi xuống, hoặc niễng gối, để bạn “ngang hàng” với trẻ. Điều này làm trẻ thấy thoải mái, đồng thời giúp trẻ chú ý đến những lời bạn muốn nói một cách tự nguyện hơn.



Trẻ ngậm vú mẹ tốt là một bước quan trọng để giúp việc cho trẻ bú tốt cho bạn và cho trẻ. Bạn có thể mất một ít thời gian để trở nên thành thục. Bước quan trọng đầu tiên để trẻ có thể bú mẹ tốt là bạn và trẻ đều bình tĩnh và thư giãn. Bạn có thể để ý nhận ra những dấu hiệu mà trẻ cho bạn biết là trẻ sẵn sàng để bú, như xoay đầu bên này sang bên kia, mở miệng ra.


Nhiễm giun kim là một loại nhiễm giun phổ biến nhất trên thế giới. Loại giun này có tính lan rất rộng, và rất thích trẻ em. Gần như tất cả trẻ em đều bị ít nhất một lần nhiễm giun kim cho đến khi trẻ được 18 tuổi, và hơn 50% trường hợp xảy ra khi trẻ bắt đầu lớp 1, khoảng 5-6 tuổi. Không giống như những bệnh khác, loại giun này rất “công bằng”, nó thâm nhập ở tất cả mọi trẻ ở tất cả tầng lớn kinh tế, xã hội, và trẻ dù giàu nghèo đều bị tương đương nhau.
Loại giun này thâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hoặc đường hô hấp, dưới dạng trứng giun, vào đường tiêu hóa, và nở ra, lớn lên, sinh sống trong đường ruột. Tuy nhiên, loại giun này có một đặc điểm là không đẻ trứng trực tiếp trong đường ruột luôn cho tiện, mà có một “sở thích” lạ lùng. Con giun mẹ thường đợi khi con người ngủ yên, sẽ từ từ bò ra đến hậu môn, và đẻ trứng quanh lỗ hậu môn. Vì vậy, đây là nguyên nhân gây cho người mang giun kim ngứa ngáy cái đít vô cùng vào buổi tối. Khi ngứa, sẽ gãi, và khi gãi trực tiếp, thì trứng giun nhỏ xíu sẽ được dịp “cài” vô dưới móng tay, và trở thành phương tiện phát tán bệnh vô cùng hữu hiệu, khi tiếp xúc với người khác, khi đụng vào thức ăn, thức uống, hoặc khi bắt tay. Trứng của giun cũng bằng cách này, mà nhiễm vào đồ chơi, khăn,quần áo, chăn nệm, và có thể sống rất dai, 2-3 tuần ở môi trường bên ngoài, chực chờ cơ hội được đưa vô miệng của một người khác.

Trẻ nên bắt đầu mang giày lúc nào?


Nếu trẻ chưa tự đi được, thì chưa cần mang giày. Nếu trẻ chỉ mới chập chững tập đi, giày chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi chấn thương ngẫu nhiên khi trẻ có thể đụng vào gờ, độ vật cứng khi di chuyển tự mình. So với giày cổ thấp, giày cổ cao không hẳn hỗ trợ trẻ tốt hơn, mà chỉ có lợi hơn là trẻ khó tự gỡ giày cổ cao ra khỏi chân hơn mà thôi.

Một số ba mẹ ông bà cho trẻ đi giày với suy nghĩ việc đi giày sẽ hỗ trợ phát triển cơ xương của chân và bàn chân của trẻ, cũng như giúp tránh những vấn đề đi đứng về sau. Đây là một suy nghĩ không đúng. Chân của trẻ sẽ phát triển một cách tự nhiên, theo chương trình đặt sẵn, và gần như không bao giờ cần các loại giày dép đặc biệt nào để hỗ trợ cả.
Khi trẻ phát triển, bàn chân của trẻ cũng thay đổi rất nhanh, vì vậy cũng cần thay kích cỡ giày rất nhanh. Từ lúc sinh ra, cứ mỗi 2 tháng, bàn chân sẽ to ra ½ số (kích cỡ giày), cho đến 18 tháng tuổi. Từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi, cứ mỗi 3 tháng, bàn chân sẽ to ra thêm ½ số. Từ 3 tuổi trở đi, cứ mỗi năm, chân trẻ lại to ra thêm 1 số.



Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm an toàn như sau:
Nguyên tắc đầu tiên là mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng ở những nơi đã được nhà nước kiểm soát và có chứng nhận như quầy, sạp trong chợ, cửa hàng, siêu thị... 
- Ưu tiên sản phẩm có bao gói, nhãn mác, bán ở địa điểm kinh doanh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thú y (thịt gia súc để trong tủ mát, thịt gia cầm trong tủ bảo ôn), nơi có uy tín về chất lượng, có niêm yết giá theo quy định.
- Hạn chế các sản phẩm chế biến sẵn hoặc xay nhuyễn vì nguy cơ sử dụng chất tẩy trắng, chất bảo quản và hàn the rất cao.

CÂN NẶNG CỦA CON! 


Con là một con Heo Vàng, ít ra là ba mẹ và ông bà đều bảo con là vậy. Ba mẹ và ông bà đều nói, Heo Vàng là quí lắm đó, vừa quí, vừa hiếm, nên ý đặt tên thế để con biết con được yêu thế nào, để mai mốt con không khổ (như con Trâu chẳng hạn), chỉ cần nằm ườn ra mà cũng có hưởng! Và các cô chú hàng xóm cũng thật sự không ai phản đối điều này (chứng tỏ điều này rất đúng, vì cái gì mà hơi sai tí là các cô chú hàng xóm phản đối dữ lắm kìa). Vì vậy, ngay từ lúc con sinh ra, con đã cảm thấy rất biết ơn và rất được thương yêu. Nhưng mà, sao từ từ, con cảm thấy áp lực quá đi à. Nhiều khi con tự hỏi hay là con thật sự là một con Heo hay sao đó. Càng lớn, con lại càng bị dòm ngó, càng bị véo mông, véo cẳng. Ba mẹ ông bà lại càng hay lắc đầu tặc lưỡi, rồi khiêng con lên cân nhiều lần quá con không đếm được luôn. Có khi trong một ngày, ba mẹ cân con mấy lần con cũng còn không đếm nổi nữa, nói chi là một tháng. Con mà tăng được 100 cà ram là ba mẹ mừng như kiếm được tiền, còn nhiều khi con đi ị, đi tè xong, mất mấy chục gram mà con thấy rất có lỗi vì ba mẹ thấy hụt hết mấy gram. Nhiều khi con không biết có nên đi tè với đi cầu không nữa ạ?! Lúc đầu, con rất ghét mấy số cân nặng của mình, vì vì nó mà ba mẹ ông bà đè con ra cho ăn, mặc dù con không thích. Nhưng từ từ, con cảm thấy quen với điều này, đến mức nhiều khi con không biết tại sao con mở miệng ra nuốt nữa kìa! Nhiều khi, con tự hỏi, kí lô của mình có thật sự như vàng không (như mọi người đều nói), và nếu nói như vậy, là mai mốt con có bị cân kí bán đi như con heo thật không ạ? Hay là con thật sự là MỘT CON HEO?


Mấy hôm nay bị quăng rất nhiều câu hỏi về chàm da của bé nhỏ, đa số dưới 6 tháng – 1 tuổi không à. Mà nghe các mẹ bàn với nhau, thì mới thấy việc các mẹ dùng kem steroids để “thử” cho con thoải mái quá, rồi bàn nhau dùng kem này, kem kia “đặc biệt” để thí nghiệm cho con. Mình đã đóng bài về Chàm da, vì bài này đưa vào sách. Nhưng nay, góp ý kinh nghiệm cho các mẹ như thế này, nha!
Các mẹ nào đã thử kem steroids như Eumovate, đều thấy bôi lên, chàm da lặn rất nhanh, nhưng sau đó cứ tái phát hoài, đúng không? Và nếu dùng kem steroids quá nhiều lần, có thể ảnh hưởng đến bé đấy, đặc biệt là có thể làm cho da mỏng đi, và thay đổi tính chất da lâu dài, cũng như có thể ảnh hưởng đến nội tiết của con! Các loại kem steroids chỉ nên được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, các mẹ nhé!
Ảnh của Trần Thị Huyên Thảo.
Thay vì nhảy vô dùng kem điều trị liền, cô chỉ cho các mẹ cách này, nha:
1. Cơ chế chàm da là kích thích gây mất nước, khô da, và NGỨA da
2. Cho nên, các mẹ phải làm sao để cung cấp độ ẩm, bớt khô da, thì da sẽ bớt ngứa, chàm da sẽ được kiểm soát tốt ngay từ đầu
3. Theo cô, kem rẻ tiền nhất, lành nhất, và tiện nhất, chính là kem Vaseline nguyên chất! Các mẹ mua nhiều Vaseline NGUYÊN CHẤT, loại không mùi, bôi lên vùng da bị chàm của con, cứ thoải mái trét thiệt nhiều vô, dày vô, ngày 3-5 lần cũng được. Mục tiêu là cung cấp độ ẩm cho da bị khô, và đồng thời, kem này như một lớp bảo vệ, giúp da không bị tiếp xúc với các chất bẩn có thể kích thích da thêm. Làm trong giai đoạn càng sớm, càng dễ kiểm soát vùng da bị chàm nhanh hơn, và hiệu quả hơn.
4. Nhiều ba mẹ nghĩ là, chàm da khô quá, tắm nhiều cho nó bớt khô – điều này nghe có vẻ đúng về mặc logic, nhưng sai về mặt y khoa – Tắm càng nhiều, càng lâu, càng làm da dễ mất nước và càng khô hơn nhé!

UỐNG SỮA LÀM TĂNG ĐÀM, ĐẶC ĐÀM TRONG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP?


Ai nghĩ uống sữa làm tăng đàm, đặc đàm trong bệnh viêm đường hô hấp trên? – Giơ tay lên!
Ai đã và đang tự giảm uống sữa, hoặc giảm sữa cho con, với lý do sợ sữa làm tăng đàm, đặc đàm hơn cho con trẻ? – Giơ tay lên nhé!
Thật ra, các bạn không đơn lẻ! Ngay cả ở phương Tây, cũng có niềm tin rất phổ biến là uống sữa gây đàm nhớt nhiều, và vì vậy, cũng có nhiều gia đình thực hành giống bạn vậy!
Có một nghiên cứu được công bố vào năm 1990, đăng trên tạp chí The American review of Respiratory, rất vui và bựa, như sau:
Người ta tập trung những người tình nguyện tham gia nghiên cứu (người lớn)
Sau đó phơi nhiễm (làm bị bệnh) những người này với con Virus hay gây cảm cúm – là co Rhinovirus-2

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO Ở TRẺ SƠ SINH


                   ĐẠI CƯƠNG :
    -        Xuất huyết não – màng não là: chảy máu não, màng não do vỡ bất kì một mạch máu nào trong não.
-        Nguyên nhân, hình thái, biểu hiện tuỳ theo lứa tuổi.
-        Tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.

     -        Chấn thương sản khoa do:
     +        Thai quá to so với khung chậu người mẹ
     +        Ngôi thai bất lợi.
+        Dây rau cuốn cổ gây khó đẻ.
-        Ối vỡ sớm, ối vỡ non.
-        Đẻ quá nhanh hoặc thời gian chuyển dạ kéo dài.
-        Đẻ phải can thiệp Forcep, giác hút…

-        Thai non tháng: do mạch máu còn yếu, dự trữ vitamin K ít.
-        Thai già tháng cũng là một yếu tố gây chảy máu do thai quá lớn, do suy thoái bánh rau dẫn tới thiếu O2 cho thai.

-        Ở trẻ sơ sinh, hệ đông cầm máu chưa hoàn chỉnh.
-        Cấu tạo thành mạch còn mỏng.
-        Đám rối quanh não thất được tăng tưới máu và là tổ chức non yếu của não nên dễ bị xuất huyết.
-        Giảm Prothombin sinh lí (ngay ngày đầu và ngày thứ 3, thứ 5) sau đẻ do thiếu vitamin K.

-        Sử dụng các dung dịch ưu trương.
-        Dung dịch Natri bicarbonat trong hồi sức sơ sinh quá liều lượng.

-        Rối loạn đông máu.
-        Bệnh máu: giảm tiểu cầu vô căn.
-        Dị dạng mạch não...

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO Ở TRẺ LỚN

 
-        Dị dạng mạch máu, 80% do vỡ túi phồng ĐM, động - tĩnh mạch.
-        Chấn thương sọ não.
-        U thần kinh đệm di căn, u mạch, đám rối mạch mạc.
-        Bệnh về máu: XH giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu, bạch cầu cấp.
-        Nhiễm khuẩn: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng não, não.
-        Lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch.
-        Xơ gan, suy thận.
-        Ngộ độc rượu, Amphetamin.


-        Khởi đầu đột ngột, trẻ đau đầu dữ dội, tiến triển vào bán mê hoặc mê ngay.
-        Có trẻ tự nhiên ngã rồi đi vào hôn mê ngay do chảy máu ồ ạt não thất hoặc ổ máu tụ nội sọ lớn.
-        Triệu chứng: trẻ đau đầu dữ dội, đau không chịu nổi; nôn; co giật toàn thân, lơ mơ ngủ gà.
-        Rối loạn TK thực vật: sốt, tăng nhịp thở, ứ đọng đờm rãi, lạnh đầu chi.
b)      Thực thể tuỳ vào vị trí xuất huyết :
-        Vỡ túi phồng ĐM - đoạn tận của ĐM cảnh trong: liệt đơn thuần dây III và đau đầu.
-        Vỡ túi phồng ĐM não giữa, xuất huyết bán cầu vùng đồi thị: liệt nửa người, phản xạ Babinski (+).
-        XH vùng tiểu não: chóng mặt dữ dội, rối loạn thăng bằng, nhức đầu vùng sau gáy, nôn, gáy cứng.
-        XH dưới nhện: cổ cứng, xuất huyết quanh võng mạc.

-        Chọc dịch não tuỷ có máu không đông hoặc màu nâu do để lâu.
-        Chụp CT Scanner hoặc MRI thấy:
+        Máu trong khoang dưới nhện àchẩn đoán xác định.
+        Có thể thấy được vị trí của túi phồng.
+        Dấu hiệu gián tiếp của túi phồng, máu ở thung lũng Sylvius (túi phồng ĐM não giữa), máu ở khe liên bán cầu (túi phồng ở ĐM thông trước).
-        Chụp động mạch não:
+        Cho biết vị trí, độ lớn, hình dạng, liên quan mạch máu túi phồng đơn lẻ hay nhiều túi.
+        Tuy nhiên, có thể bình thường ( dị dạng quá nhỏ, túi phồng tắc do cục máu, không thấy được do co thắt mạch).
-        Các xét nghiệm khác:
+        CTM, máu chảy, máu đông.
+        Tỷ lệ Prothombin.
+        Điện giải đồ, Ure và Creatinin.

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO Ở TRẺ BÚ MẸ


-        Giảm tỷ lệ Prothrombin do thiếu vitamin K: hay gặp nhất.
+        Hay xảy ra ở trẻ còn bú lứa tuổi 2 tuần đến 3 tháng tuổi.
+        Cơ chế: thiếu vitamin K à giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X à giảm tỷ lệ Prothrombin, thời gian đông máu kéo dài.
+        Nguyên nhân thiếu vitamin K do:
·         Máu mẹ truyền sang ít.
·         Gan trẻ chưa hoàn thiện.
·         Hệ vi khuẩn chí chưa sinh được nhiều vitamin K, nhất là với trẻ bú mẹ: 97% vi khuẩn chí là Lactobacilus Bifidus (trong khi trẻ uống sữa bò thì nhiều vi khuẩn: Lactobacillus Acidophilus, E.coli, Enterococus là những VK có nhiều khả năng sinh vitamin K hơn).
+        Một số yếu tố nguy cơ:
·         Giới: trẻ em 2 tuần đến 3 tháng con trai hay mắc.
·         Trẻ được nuôi sữa mẹ đơn thuần (sữa mẹ chứa 15 mg vitamin K/ml, sữa bò chứa 60 mg vitamin K/ml).
·         Mẹ của trẻ ăn uống kiêng khem trong thời kì cho con bú.
·         Không được tiêm phòng vitamin K lúc đẻ.
-        Các nguyên nhân gây thiếu vitamin K thứ phát:
+        Bệnh lí gan mật:
·         Viêm gan virut.
·         Dị dạng đường mật bẩm sinh, kén ống mật chủ.
·         Xơ gan.
+        Bệnh lí đường tiêu hoá khác:
·         Hội chứng kém hấp thu.
·         Xơ nang tuỵ.
·         Không có β - lipoprotein máu (Abetalipo proteinemie).
·         Ỉa chảy kéo dài.
+        Sử dụng các chất chống đông kéo dài.
+        Một số bệnh nhiễm trùng nặng (Osler, viêm não-màng não).
+        Sử dụng kháng sinh kéo dài.
-        Nguyên nhân hiếm gặp:
+        Các bệnh gây rối loạn đông máu, chảy máu: bệnh bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, Hemophilie...
+        Do chấn thương sọ não.
+        Do dị dạng mạch máu não: hiếm gặp.

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

ĐẠI CƯƠNG:
-       Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng xuất huyết do số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3nguyên nhân không rõ ràng, thường liên quan tới miễn dịch.
-       Là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về tiểu cầu.
-       60% bệnh xảy ra sau nhiễm virus, 15% sau phát ban.

-        Khởi phát từ từ, cũng có thể đột ngột, ngay từ đầu đã nặng.
-        Xuất huyết tự nhiên hoặc sau va chạm nhẹ.
-        Xuất hiện thành từng đợt, giữa các đợt có thể bình thường.
-        Xuất huyết đa vị trí: xuất huyết dưới da, niêm mạc và có thể cả nội tạng:
+        Dưới da: có đặc điểm
·         Đa hình thái: chấm, nốt, mảng bầm máu, đám ở mọi vị trí cơ thể; không sần, không ngứa.
·         Đa lứa tuổi: đỏ - tím - xanh - vàng nhạt do có nhiều đợt xuất huyết gối nhau.
·         Đa vị trí: khắp nơi trên cơ thể.
+        Niêm mạc hay gặp:
·         Chảy máu mũi.
·         Chảy máu chân răng.
+        Nội tạng: là các biến chứng nặng:
·         Xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
·         Xuất huyết tiết niệu: tiểu máu.
·         Xuất huyết phổi, xuất huyết não - màng não: thường nặng, có thể tử vong.
·         Xuất huyết sinh dục: Trẻ gái ở tuổi dậy thì: đa kinh, rong kinh, băng huyết.

1.1.2.       Hội chứng thiếu máu:
-        Là hậu quả của xuất huyết.
-        Mức độ thiếu máu tương xứng với mức độ xuất huyết.
+        Thiếu máu nhẹ: da xanh, niêm mạc nhợt, móng, tóc dễ gẫy, mệt mỏi.
+        Thiếu máu nặng: do xuất huyết nội tạng nhiều: hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở.
-        Thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc do mất máu: XH tiêu hoá, rong kinh, rong huyết.
-        Đáp ứng tốt với điều trị, dễ phục hồi.
-        Giữa các đợt xuất huyết có thể có thiếu máu hoặc không.
1.1.3.       Gan, lách, hạch: có thể không to hoặc to.
1.1.4.       Dấu hiệu dây thắt: có thể dương tính do thành mạch yếu.
1.1.5.       Các dấu hiệu âm tính: không đau xương, khớp, không sốt.

-        Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3.
-        Hồng cầu:
+        Số lượng: bình thường hoặc giảm (tương ứng mức độ xuất huyết).
+        Bình sắc hoặc nhược sắc.
+        HC lưới tăng trong máu khi thiếu máu.
-        Số lượng và công thức BC bình thường.
-        Mẫu tiểu cầu nhiều, nhưng chủ yếu là mẫu tiểu cầu chưa sinh tiểu cầu và mẫu tiểu cầu ưa kiềm. Mẫu tiểu cầu hạt đang sinh tiểu cầu giảm.
-        Các dòng tế bào khác: bình thường hoặc tăng nhẹ.
-        Không có tế bào non dòng tuỷ.

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget