Halloween Costume ideas 2015

VẮN TẮT CÁC ĐƯỜNG MỔ BỤNG - NGUYÊN LÝ, LOẠI VÀ CÁCH LỰA CHỌN

Thực hiện một đường mổ tốt là hết sức quan trọng trong phẫu thuật ở bụng. Cũng quan trọng không kém là phương pháp đóng vết mổ. Bất kì sai sót nào, như chọn đường mổ tồi, khó khăn trong việc đóng vết mổ, hay chọn vật liệu khâu vết mổ không thích hợp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, thoát vị vết mổ, nhiễm khuẩn, áp xe chân vết mổ, sẹo xấu, bục vết mổ. Ba nguyên lý cơ bản hướng dẫn lựa chọn đường mổ và đóng vết thương là: dễ tiếp cận, linh hoạt và an toàn. Dễ tiếp cận: đường mổ nên trực tiếp và bộc lộ cơ quan bệnh lý hay chấn thương và phải cung cấp đủ không gian để thực hiện các thao tác của phẫu thuật viên trong cuộc mổ. bộc lỗ có thể dễ dàng không chỉ bởi đường mổ tốt mà còn bằng cách dùng dụng cụ như banh bụng hay gạc ướt, tư thế thích hợp của bệnh nhân trên bàn mổ và hệ thống chiếu sáng tốt. Linh hoạt: đường mổ có thể dễ dàng thay đổi nếu quá trình mổ phức tạp, yêu cầu phải mở rộng hơn dự định. Tuy nhiên, hạn chế can thiệp càng ít càng tốt để đảm bảo chức năng của thành bụng, và giảm thiểu sự tổn thương thần kinh chi phối cho các khối cơ bụng, tốt hơn là chỉ tổn thương 1 phân đoạn thần kinh. An toàn: đóng vết mổ phải chắc chắn. Lý tưởng nhất là nên đóng bụng với sự nguyên vẹn bằng hoặc hơn so với trước mổ. Các loại đường mổ: Có thế chia thành 4 loại chính: Thẳng đứng: đường mổ thẳng đứng có thể đường dọc giữa hoặc song song với đường này. Có thể dùng đường mổ dọc giữa trên rốn hoặc dưới rốn, tùy từng truờng hợp có thể mở rộng lên hoặc xuống nếu cần thiết. Để bộc lộ toàn bộ ổ bụng, như trong trường hợp chấn thương bụng, đường mổ dọc giữa có thể kéo dài từ mũi ức xuống tận vùng xương mu. Ngang và xiên: những đường mổ này có thể nằm ở bất kì góc phần tư nào của bụng. Đường mổ thường có: đường Kocher trong mổ đường mật, đường Pfannenstiel dưới rốn trong mổ sản phụ khoa, đường McBurney trong cắt ruột thừa, và các đường mổ ngang hoặc chéo ở bên để bộc lộ đại tràng. Ngực bụng: đường mổ này bộc lộ các tạng phía trên của ổ bụng bằng kết nối khoang phuc mạc, khoang màng phổi và trung thất vào mọt truòng mổ chung. đường mổ này ưu điểm nhất trong việc bộc lộ rộng rãi gan và đoạn nối tâm vị thục quản. Đường mổ sau phúc mạc và ngoài phúc mạc: đường mổ này phục vụ cho mổ thận, tuyến thượng thận, động mạch chủ bụng và ghép thận. Đường mổ lý tưởng Một đường mổ lý tưởng cần có những đặc trưng sau: Dễ tiến hành Minimise damage to tissues Gây phá hủy mô tối thiểu Tránh cắt dây thần kinh Bóc tách cơ hơn là cắt các cơ Hạn chế phá hủy cân cơ Dễ đóng vết mổ Cho phép đủ để đóng kín khít vết mổ Cho phép đủ tiếp cận được Dễ mở rộng hơn khi cần Lựa chọn đường mổ Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn đường mổ bụng. bao gồm: Cơ quan muốn tiếp cận, Phương pháp mổ dự định. Thể trạng của bệnh nhân và mức độ béo phì, Cuộc mổ có khẩn cấp không và có cấp bách không, Có vết mổ cũ hay không, Kinh nghiệm và sự ưa thích của nhà phẫu thuật. Hầu hết các nhà phẫu thuật thích tiếp cận các tạng bằng đường giữa hoặc cận giữa. trong phẫu thuật cấp cứu, đường giữa rõ ràng giúp tiếp cận nhanh chóng đến khoang bụng, và có thể mở rộng nhanh chóng. Nếu được thì có thể vào ổ bụng qua vết mổ cũ. Nếu vết mổ cũ yếu hoặc có thoát vị thì thành bụng cần được sửa chữa ngay. Vết mổ mới không được song song gần vết mổ cũ 5cm vì các nguy cơ gây hoại tử da và cân cơ. Những phẫu thuật có thể trong tương lai cần được cân nhắc và qua đó thì đường mổ nào nên được lựa chọn cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến những thao tác đã được lên kế hoạch. Ví dụ như để tránh/kết hợp việc làm hậu môn nhân tạo, đường dò và những tình huống tương tự. Nếu như bệnh nhân có khả năng phải được phẫu thuật bộc lộ lại thì cân nhắc vị trí mổ là rất quan trọng. Đường giữa và đường ngang: Ở bệnh nhân gầy với góc dưới sườn hẹp, đường mổ ngang hoặc xiên có ít lợi ích, tuy nhiên ở bênh nhân béo phì với góc dưới sườn rộng, đường mổ dưới sườn bộc lộ tốt các tạng phần trên của bụng, đường mật, lách và tụy. Tùy những trường hợp khác nhau, tuy nhiên mỗi đường mổ dọc hay ngang đều mang đến cách tiếp cận và bộc lộ trường mổ ngang nhau. Một vài tác giả thấy rằng đường mổ ngang trong phẫu thuật bụng là cơ bản hợp nguyên tắc giải phẩu hơn là đường mổ dọc và nên được ưu tiên hơn. Về phương diện giải phẫu, các thớ sợ cân cơ phía trước bụng nằm ngang và do vậy dược chia ra bởi đường mổ ngang. Khâu đóng vết thương trong vết mổ dọc đặt các sợi chỉ khâu nằm giữa các sợi, trái với với trong mổ ngang thì các sợi chỉ vòng quanh các thớ sợi. Hơn nữa đường căng nằm theo chiều ngang nếu dùng đường mổ dọc và ngược lại. Vì lý do này, nhiều nhà phẫu thuật tin rằng chỉ khâu trong đường rạch ngang an toàn hơn và ít cắt qua các thớ cơ. Một số nghiên cứu lâm sàng hồi cứu và phân tích đã chia ra rạch ngang là tốt hơn so với rạch dọc về kết quả ngắn hạn và dài hạn bao gồm đau sau mổ, viêm phổi, thoát vị và bục vết mổ. Tuy nhiên rạch dọc vẫn được thực hiện nhiều nhất trong phẫu thuật bụng. Sự khác biệt này được giải thích bởi một số khiếm khuyết trong thiết kế nghiên cứu và phân tích. Đường giữa và đường cận giữa. Đường mổ dọc có thể được chia làm 3 phân loại chính: giữa, cận giữa giữa, cận giữa bên. Ưu điểm lí thuyết của vết rạch cận giữa qua đường rạch giữa là giảm nguy cơ bục vết mổ và thoát vị.đường mổ cận giữa vào ổ bụng bằng cách cắt ngang qua cơ thẳng bụng và bao của nó.Sau khi đóng vết mổ, các cơ và cân cơ thẳng bụng có thể phục hồi lại trạng thái trước đó.tuy nhiên thực tế khi mổ lại thì cạnh bên của cơ thẳng bụng được chú ý thấy chúng được liên kết bằng các sẹo với bao trước vết rạch. Các nghiên cứu tiến cứu cho thấy mổ đường cận giữa không mang lại ưu thế và có nhiều hơn biến chứng khi so sánh với đường rạch dọc giữa và rạch ngang. Một số loại đường mổ Đường giữa Đây là một trong những đường mổ thường thấy và linh hoạt trong phẫu thuật bụng, cho phép tiếp cận gần như hầu hết các cơ quan trong ổ bụng và sau phúc mạc nếu cần. Sau khi da và mô dưới da được rạch, đường trắng giữa được mở. Ưu điểm của phương pháp này là đường trắng có khá ít mạch máu và tránh được phá hủy cơ hay thần kinh nào, dễ mở rộng lên phía trên mũi ức và xuống dưới phía xương mu. Đường trắng và cân thẳng đủ mạnh để bảo đảm được khít đường mổ. 1. Đường giữa; 2. Đường trên rốn; 3. Đường dưới rốn; 4. Đường cạnh giữa phải; 5. Đường McEvedy (dùng trong phẫu thuật sửa chữa thoát vị bẹn và thoát vị đùi) Đường ngang Đường rạch da qua ít hoàn tiết da hơn. a) Đặc điểm cơ bản: Ưu điểm: những đường rạch này mang lại vẻ thẩm mỹ, vết sẹo mạnh hơn nhiều và ít đau hơn so với các đường rạch dọc, và ít gây cản trở hô hấp. Tuy nhiên cũng không khác nhau về tỷ lệ rách vết mổ. Nhược điểm: chảy máu nhiều b) Các đường rạch chính: - Đường Pfannenstiel: dùng trong phụ khoa Ưu điểm: an toàn, bộc lộ tối thiểu, vết rạch dài khoảng 10-15 cm. Nhược điểm: cắt đứt các thần kinh và mạch máu cho cơ thẳng bụng, vết mổ lâu lành. - Đường Maylard: nằm trên khớp mu 3-8 cm, cắt ngang qua cơ thẳng bụng, giúp bộc lộ tốt vùng chậu, thường dùng trong các phẫu thuật vùng chậu. - Đường Cherney: giống như đường Pfannenstiel, nhưng cắt ngang cơ thẳng bụng tại vị trí gân bám vào khớp mu. Cho phép tiếp cận tốt khoang Retzius. - Đường Rockey Davis (Elliot): thay thế cho đường McBurney ở ¼ bụng dưới phải, thay vì đường McBurney là đường rạch chéo, thì đây là một đường rạch ngang, được giới thiệu đầu tiên bởi JW Elliot vào năm 1896, sau đó là AE Rockey năm 1905, và cuối cùng là GG Davis năm 1906. - Đường Lanz: đây là một đường đặc biệt ở hố chậu phải. So với đường McBurney, đường rạch này nằm ngang, gần cơ thẳng bụng hơn, và sát gai chậu trước trên, nó mang lại vẻ thẩm mỹ tốt hơn. Nhưng có thể làm tổn thương thần kinh chậu bẹn và thần kinh chậu hạ vị, và tỷ lệ thoát vị cao hơn. Mục đích chính của đường rạch này là bộc lộ manh tràng và ruột thừa. Nếu là đường rạch ở hố chậu trái thì có thể dùng để bộc lộ đại tràng trái (không thể bộc lộ được trực tràng). 1. Đường Gable; 2. Đường cắt ngang cơ; 3. Đường Lanz; 4. Đường Maylard; 5. Đường Pfannenstiel; 6. Đường Cherney Dưới sườn Có thể ở hạ sườn phải, từng được sử dụng chủ yếu để cắt túi mật hoặc hạ sườn trái, sử dụng chủ yếu để cắt lách. Kết hợp cả 2 gọi là đường roof-top, hữu ích cho phẫu thuật gan-tụy-mật và dạ dày. Khi mở rộng ra đến đường giữa (ví dụ như yêu cầu để ghép gan), đường mổ này có thể được gọi là đường Mercedes-Benz. 1. Đường Kocher (dùng trong phẫu thuật cắt túi mật); 2. Đường Mcburney (dùng trong phẫu thuật cắt ruột thừa); 3. Đường bẹn trái; 4. Đường ngực bụng Hố chậu phải Đường mổ này sử dụng chủ yếu thực hình trong cắt ruột thừa, mặc dù nó có thể sử dụng để thực hiện giải áp manh tràng, mở thông ruột thừa và manh tràng. Tồn tại một số tên gọi khác: Đường McBurney's - 1/3 của đường nối gai chậu trước trên đên rốn. Đường Lanz. Pfannenstiel Để phẫu thuật sản khoa hoặc phẫu thuật tiết niệu. Một số đường mổ ngoài ổ bụng thường gặp. Đường mổ cắt tuyến giáp. Đường mổ trước dưới cổ ở đường vòng cổ, theo nếp gấp của da (nếu có), và cong (nếu không có nếp gấp da), đường mổ sẽ thay đổi đội dài tùy theo kích thước của nốt, kích thước, hình dạng của cổ và tùy vào nhà phẫu thuật. thong thường cắt tuyến giáp có đường xẻ từ 5-10 cm. Đường rạch cắt tuyến mang tai. Đường rạch bắt đầu từ trước lên phía trên chân của vành tai và xuống trước bình tai. Sau đó vòng trực tiếp ra sau dái tai và có thể xuống trước cổ nếu cần thiết để bộc lộ nhiều hơn. ---------------------------------------------------------------------- Good Ngọc, Cardi Tran Nhan Dịch và tổng hợp từ các tài liệu: Abdominal incisions, principles, types and choice Abdominal incisions - Ganfyd Incisions for open abdominal surgery - UpToDate




       Thực hiện một đường mổ tốt là hết sức quan trọng trong phẫu thuật ở bụng. Cũng quan trọng không kém là phương pháp đóng vết mổ.  Bất kì sai sót nào, như chọn đường mổ tồi, khó khăn trong việc đóng vết mổ, hay  chọn vật liệu khâu vết mổ không thích hợp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, thoát vị vết mổ, nhiễm khuẩn, áp xe chân vết mổ, sẹo xấu, bục vết mổ.
       
             Ba nguyên lý cơ bản hướng dẫn lựa chọn đường mổ và đóng vết thương là: dễ tiếp cận, linh hoạt và an toàn.

  Dễ tiếp cận: đường mổ nên trực tiếp và bộc lộ cơ quan bệnh lý hay chấn thương và phải cung cấp đủ không gian để thực hiện các thao tác của phẫu thuật viên trong cuộc mổ. bộc lỗ có thể dễ dàng không chỉ bởi đường mổ tốt mà còn bằng cách dùng dụng cụ như banh bụng hay gạc ướt, tư thế thích hợp của bệnh nhân trên bàn mổ và hệ thống chiếu sáng tốt.

    Linh hoạt: đường mổ có thể dễ dàng thay đổi nếu quá trình mổ phức tạp, yêu cầu phải mở rộng hơn dự định. Tuy nhiên, hạn chế can thiệp càng ít càng tốt để đảm bảo chức năng của thành bụng, và giảm thiểu sự tổn thương thần kinh chi phối cho các khối cơ bụng, tốt hơn là chỉ tổn thương 1 phân đoạn thần kinh.
    An toàn: đóng vết mổ phải chắc chắn. Lý tưởng nhất là nên đóng bụng với sự nguyên vẹn bằng hoặc hơn so với trước mổ.
Các loại đường mổ:

 Có thế chia thành 4 loại chính:


   Thẳng đứng: đường mổ thẳng đứng có thể đường dọc giữa hoặc song song với đường này. Có thể dùng đường mổ dọc giữa trên rốn hoặc dưới rốn, tùy từng truờng hợp có thể mở rộng lên  hoặc xuống nếu cần thiết. Để bộc lộ toàn bộ ổ bụng, như trong trường hợp chấn thương bụng, đường mổ dọc giữa có thể kéo dài từ mũi ức xuống tận vùng xương mu.


    Ngang và xiên: những đường mổ này có thể nằm ở bất kì góc phần tư nào của bụng. Đường mổ thường có: đường Kocher trong mổ đường mật, đường Pfannenstiel dưới rốn trong mổ sản phụ khoa, đường McBurney trong cắt ruột thừa, và các đường mổ ngang hoặc chéo ở bên để bộc lộ đại tràng.

     
     Ngực bụng:  đường mổ này bộc lộ các tạng phía trên của ổ bụng bằng kết nối khoang phuc mạc, khoang màng phổi và trung thất vào mọt truòng mổ chung.  đường mổ này ưu điểm nhất trong việc bộc lộ rộng rãi gan và đoạn nối tâm vị thục quản.

      Đường mổ sau phúc mạc và ngoài phúc mạc: đường mổ này phục vụ cho mổ thận, tuyến thượng thận, động mạch chủ bụng và ghép thận.


Đường mổ lý tưởng

Một đường mổ lý tưởng cần có những đặc trưng sau:

  • Dễ tiến hành 
  • Minimise damage to tissues Gây phá hủy mô tối thiểu 
  • Tránh cắt dây thần kinh 
  • Bóc tách cơ hơn là cắt các cơ 
  • Hạn chế phá hủy cân cơ 
  • Dễ đóng vết mổ 
  • Cho phép đủ để đóng kín khít vết mổ 
  • Cho phép đủ tiếp cận được 
  • Dễ mở rộng hơn khi cần
Lựa chọn đường mổ

Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn đường mổ bụng. bao gồm:

Cơ quan muốn tiếp cận,
Phương pháp mổ dự định.
Thể trạng của bệnh nhân và mức độ béo phì,
Cuộc mổ có khẩn cấp không và có cấp bách không,
Có vết mổ cũ hay không,
Kinh nghiệm và sự ưa thích của nhà phẫu thuật.

     Hầu hết các nhà phẫu thuật thích tiếp cận các tạng bằng đường giữa hoặc cận giữa. trong phẫu thuật cấp cứu, đường giữa rõ ràng giúp tiếp cận nhanh chóng đến khoang bụng, và  có thể mở rộng nhanh chóng. Nếu được thì có thể vào ổ bụng qua vết mổ cũ. Nếu vết mổ cũ yếu hoặc có thoát vị thì thành bụng cần được sửa chữa ngay. Vết mổ mới không được song song gần vết mổ cũ 5cm vì các nguy cơ gây hoại tử da và cân cơ. Những phẫu thuật có thể trong tương lai cần được cân nhắc và qua đó thì đường mổ nào nên được lựa chọn cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến những thao tác đã được lên kế hoạch. Ví dụ như để tránh/kết hợp việc làm hậu môn nhân tạo, đường dò và những tình huống tương tự. Nếu như bệnh nhân có khả năng phải được phẫu thuật bộc lộ lại thì cân nhắc vị trí mổ là rất quan trọng.


 Đường giữa và đường ngang:


    Ở bệnh nhân gầy với góc dưới sườn hẹp, đường mổ ngang hoặc xiên có ít lợi ích, tuy nhiên ở bênh nhân béo phì với góc dưới sườn rộng, đường mổ dưới sườn bộc lộ tốt các tạng phần trên của bụng, đường mật, lách và tụy.


    Tùy những trường hợp khác nhau, tuy nhiên mỗi đường mổ dọc hay ngang đều mang đến cách tiếp cận và bộc lộ trường mổ ngang nhau.


   Một vài tác giả thấy rằng đường mổ ngang trong phẫu thuật bụng là cơ bản hợp nguyên tắc giải phẩu hơn là đường mổ dọc và nên được ưu tiên hơn. Về phương diện giải phẫu, các thớ sợ cân cơ phía trước bụng nằm ngang và do vậy dược chia ra bởi đường mổ ngang. Khâu đóng vết thương trong vết mổ dọc  đặt các sợi chỉ khâu nằm giữa các sợi, trái với với trong mổ ngang thì các sợi chỉ vòng quanh các thớ sợi. Hơn nữa đường căng nằm theo chiều ngang nếu dùng đường mổ dọc và ngược lại.  Vì lý do này, nhiều nhà phẫu thuật tin rằng chỉ khâu trong đường rạch ngang an toàn hơn và ít cắt qua các thớ cơ.


   Một số nghiên cứu lâm sàng hồi cứu và phân tích đã chia ra rạch ngang là tốt hơn so với rạch dọc về kết quả ngắn hạn và dài hạn bao gồm đau sau mổ, viêm phổi, thoát vị và bục vết mổ. Tuy nhiên rạch dọc vẫn được thực hiện nhiều nhất trong phẫu thuật bụng. Sự khác biệt này được giải thích bởi một số khiếm khuyết trong thiết kế nghiên cứu và phân tích.


 Đường giữa và đường cận giữa.


Đường mổ dọc có thể được chia làm 3 phân loại chính: giữa, cận giữa giữa, cận giữa bên. Ưu điểm lí thuyết của vết rạch cận giữa qua đường rạch giữa là giảm nguy cơ bục vết mổ và thoát vị.đường mổ cận giữa vào ổ bụng bằng cách cắt ngang qua cơ thẳng bụng và bao của nó.Sau khi đóng vết mổ, các cơ và cân cơ  thẳng bụng có thể phục hồi lại trạng thái trước đó.tuy nhiên thực tế khi mổ lại thì cạnh bên của cơ thẳng bụng được chú ý  thấy chúng được liên kết bằng các sẹo với bao trước vết rạch. Các nghiên cứu tiến cứu cho thấy mổ đường cận giữa không mang lại ưu thế và có nhiều hơn biến chứng khi so sánh với đường rạch dọc giữa và rạch ngang.



Một số loại đường mổ
 Đường giữa
     Đây là một trong những đường mổ thường thấy và linh hoạt trong phẫu thuật bụng, cho phép tiếp cận gần như hầu hết các cơ quan trong ổ bụng và sau phúc mạc nếu cần. Sau khi da và mô dưới da được rạch, đường trắng giữa được mở. Ưu điểm của phương pháp này là đường trắng có khá ít mạch máu và tránh được phá hủy cơ hay thần kinh nào, dễ mở rộng lên phía trên mũi ức và xuống dưới phía xương mu. Đường trắng và cân thẳng đủ mạnh để bảo đảm được khít đường mổ.

1. Đường giữa; 2. Đường trên rốn; 3. Đường dưới rốn; 4. Đường cạnh giữa phải;
5. Đường McEvedy (dùng trong phẫu thuật sửa chữa thoát vị bẹn và thoát vị đùi)

Đường ngang
    Đường rạch da qua ít hoàn tiết da hơn. 

a) Đặc điểm cơ bản:
Ưu điểm: những đường rạch này mang lại vẻ thẩm mỹ, vết sẹo mạnh hơn nhiều và ít đau hơn so với các đường rạch dọc, và ít gây cản trở hô hấp. Tuy nhiên cũng không khác nhau về tỷ lệ rách vết mổ.
Nhược điểm: chảy máu nhiều

b) Các đường rạch chính:
Đường Pfannenstiel: dùng trong phụ khoa
Ưu điểm: an toàn, bộc lộ tối thiểu, vết rạch dài khoảng 10-15 cm.
Nhược điểm: cắt đứt các thần kinh và mạch máu cho cơ thẳng bụng, vết mổ lâu lành.
Đường Maylard: nằm trên khớp mu 3-8 cm, cắt ngang qua cơ thẳng bụng, giúp bộc lộ tốt vùng chậu, thường dùng trong các phẫu thuật vùng chậu.
Đường Cherney: giống như đường Pfannenstiel, nhưng cắt ngang cơ thẳng bụng tại vị trí gân bám vào khớp mu. Cho phép tiếp cận tốt khoang Retzius.
Đường Rockey Davis (Elliot): thay thế cho đường McBurney ở ¼ bụng dưới phải, thay vì đường McBurney là đường rạch chéo, thì đây là một đường rạch ngang, được giới thiệu đầu tiên bởi JW Elliot vào năm 1896, sau đó là AE Rockey năm 1905, và cuối cùng là GG Davis năm 1906.

Đường Lanz: đây là một đường đặc biệt ở hố chậu phải. So với đường McBurney, đường rạch này nằm ngang, gần cơ thẳng bụng hơn, và sát gai chậu trước trên, nó mang lại vẻ thẩm mỹ tốt hơn. Nhưng có thể làm tổn thương thần kinh chậu bẹn và thần kinh chậu hạ vị, và tỷ lệ thoát vị cao hơn. Mục đích chính của đường rạch này là bộc lộ manh tràng và ruột thừa. Nếu là đường rạch ở hố chậu trái thì có thể dùng để bộc lộ đại tràng trái (không thể bộc lộ được trực tràng).
1. Đường Gable; 2. Đường cắt ngang cơ; 3. Đường Lanz; 4. Đường Maylard;
5. Đường Pfannenstiel; 6. Đường Cherney
Dưới sườn
   Có thể ở hạ sườn phải, từng được sử dụng chủ yếu để cắt túi mật hoặc hạ sườn trái, sử dụng chủ yếu để cắt lách. Kết hợp cả 2 gọi là đường roof-top, hữu ích cho phẫu thuật gan-tụy-mật và dạ dày. Khi mở rộng ra đến đường giữa (ví dụ như yêu cầu để ghép gan), đường mổ này có thể được gọi là đường Mercedes-Benz.



1. Đường Kocher (dùng trong phẫu thuật cắt túi mật); 2. Đường Mcburney (dùng trong phẫu thuật cắt ruột thừa); 3. Đường bẹn trái; 4. Đường ngực bụng
Hố chậu phải
   Đường mổ này sử dụng chủ yếu thực hình trong cắt ruột thừa, mặc dù nó có thể sử dụng để thực hiện giải áp manh tràng, mở thông ruột thừa và manh tràng.
   Tồn tại một số tên gọi khác:
Đường McBurney's - 1/3 của đường nối gai chậu trước trên đên rốn.
Đường Lanz.
Pfannenstiel
Để phẫu thuật sản khoa hoặc phẫu thuật tiết niệu.


Một số đường mổ ngoài ổ bụng thường gặp.

 Đường mổ cắt tuyến giáp.

      Đường mổ trước dưới cổ ở đường vòng cổ, theo nếp gấp của da (nếu có), và cong (nếu không có nếp gấp da), đường mổ sẽ thay đổi đội dài tùy theo kích thước của nốt, kích thước, hình dạng của cổ và tùy vào nhà phẫu thuật. thong thường cắt tuyến giáp có đường xẻ từ 5-10 cm.


 Đường rạch cắt tuyến mang tai.

   
    Đường rạch bắt đầu từ trước  lên phía trên chân của vành tai và xuống trước bình tai. Sau đó vòng trực tiếp ra sau dái tai và có thể xuống trước cổ nếu cần thiết để bộc lộ nhiều hơn.

----------------------------------------------------------------------

   Good Ngọc, Cardi Tran Nhan 

Dịch và tổng hợp từ các tài liệu:

Abdominal incisions, principles, types and choice 

 

Post a Comment

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget