Halloween Costume ideas 2015

TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 3

Top 100 điều cần biết nhi khoa Sau đây là tổng hợp các kiến thức này giúp tóm tắt những khái niệm, nguyên lý và các chi tiết nổi bật nhất trong lĩnh vực nhi khoa và những điều thường gặp nhất trong khi thi cử. nguồn ảnh: internet 51. Một trẻ bị abcess gan nên được xét nghiệm bệnh u hạt mạn tính cho đến khi được chứng minh ngược lại. 52.Ngạt chu sinh ( perinatal asphyxia) chiếm ít hơn 15% trong các trường hợp bại não. 53. nên xem xét về thiếu kết dính bạch cầu ở trẻ sơ sinh chậm rụng rốn rõ rệt (>6 tuần). 54. Nhiễm trùng bẩm sinh thường gặp nhất là cytomegalovirus, trong một vài nghiên cứu tầm soát lớn có thể chiếm 1.3% các trẻ sơ sinh. Khoảng 90-95% các trẻ bị nhiễm không biểu hiện triệu chứng nhưng một số có thể xuất hiện điếc sau này. 55.Tăng bilirubin máu nói chung không phải là chỉ định để ngưng bú mẹ mà đúng hơn là phải tăng số lần bú. 56. Điều chỉnh triệt để tình trạng táo bón cho thấy làm giảm tiểu dầm và tần số nhiễm trùng tiểu. 57. Hai khía cạnh có ích nhất trong đánh giá bệnh nhân nhằm lý giải bệnh thận như là nguyên nhân các triệu chứng là: (1) đo huyết áp và (2) khảo sát mẫu nước tiểu đầu tiên qua một đêm sau khi bàng quang đã được làm trống ( mẫu nước tiểu cô đặc nhất). 58. Nguyên nhân gây co giật kéo dài thường gặp nhất là không đủ nồng độ thuốc chống co giật. 59. Đau đầu migraine thường xảy ra 2 bên ở trẻ em nhưng xuất hiện 1 bên ở người lướn (75%). 60. Co giật do sốt ở trẻ trên 6 tuỏi không được xem là co giật do sốt. 61.Sau yếu tố tuổi và số lượng bạch cầu, đáp ứng sớm với điều trị là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất đối với trẻ bị bạch cầu cấp dong lympho. 62. Các thể bạch cầu cấp và lymphoma có tốc độ tăng sinh và thay thế tế bào cao (vd u lympho burkitt, bạch cầu cấp dòng lympho T) sẽ làm cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị các biến chứng của hội chứng ly giải u cao nhất ( tumor lysis syndrome). 63. Hơn 80% bệnh nhân nhập viện vì bạch cầu cấp dòng lympho sẽ có tình trạng thiéu máu đẳng sắc với giảm số lượng hồng cầu lứoi. 64. Trẻ lớn có biến dạng một bên chi không rõ nguyên nhân (vd. Bàn chân lõm pescavus) nên sàng lọc bằng MRI nhằm đánh giá các bệnh lý tủy sống. 65. Bệnh hen hiếm khi gây ngón tay dùi trống ở trẻ em. Chúng ta nên nghĩ đến các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh xơ nang. 66. Đa số trẻ bị viêm phổi tái phát hoặc xẹp thùy giữa phổi phải thì mắc bệnh hen. Nhưng tất cả các trường hợp có khò khè thường không phải hen. 67. Nếu trẻ có nhịp thở bình thường thì đây là một dấu hiệu quan trọng giúp ta loại trừ viêm phổi vi khuẩn. 68. Polyp mũi hoặc sa trực tràng ở trẻ em là các dấu hiệu gợi ý bệnh xơ nang. 69. Ba nguyên nhânthường gặp nhất của sốc phản vệ tại các bệnh viện và khoa cấp cứu nhi là do latex, thức ăn và thuốc. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng với thủy hải sản (vd: sò, hến, tôm, cua), đậu phộng và hạt điều thì nên chuẩn bị một liều epinephrine do gia tăng nguy cơ bị phản vệ tiếp theo. 70. Có đến 10% trẻ khỏe mạnh bình thường có test kháng thể kháng nhân dương tính với nồng độ thấp (1:10). Nếu trẻ không có đặc điểm lâm sàng hoặc cận lâm sàng nào gợi ý bệnh, thì điều này không có ý nghĩa gì. 71. Sốt cao từng cơn mỗi ngày trong bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể xuất hiẹn trước khi hình thành viêm khớp vài tuần đến vài tháng. 72.Đau bụng ( giống cơn đau bụng cấp) và viêm khớp thường xảy ra trước phát ban trong scholein henoch và do đó gây nhầm lẫn trong chẩn đoán. 73. Trẻ sinh non nên được chủng ngừa đúng theo tuổi sau sinh. 74. Nếu không được tiêm mũi nhắc lại sau 5 tuổi, khả năng bảo vệ trẻ chống ho gà khoảng 80% trong 3 năm đầu sau tiêm chủng giảm còn 50% sau 4-7 năm và gần bằng 0% sau 11 năm. 75.Khi tiêm vaccine qua đường tiêm bắp, ta không cần thiết phải hút kim ( để xem có máu hay không) vì không có mạch máu nào lớn tại vị trí được khuyến cáo tiêm cả. Bài viết được dịch và trích dẫn từ cuốn: PEDIATRIC SECRETS, 5th Edition là cuốn sách nhi khoa hay nằm trong bộ sách SECRETS nổi tiếng của MOSBY. Cardi Tran Nhan Xem thêm: TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 1 TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2 TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 4

Top 100 điều cần biết nhi khoa
Sau đây là tổng hợp các kiến thức này giúp tóm tắt những khái niệm, nguyên lý và các chi tiết nổi bật nhất trong lĩnh vực nhi khoa và những điều thường gặp nhất trong khi thi cử.


nguồn ảnh: internet

51. Một trẻ bị abcess gan nên được xét nghiệm bệnh u hạt mạn tính cho đến khi được chứng minh ngược lại.


52.Ngạt chu sinh ( perinatal asphyxia) chiếm ít hơn 15% trong các trường hợp bại não.

53. nên xem xét về thiếu kết dính bạch cầu ở trẻ sơ sinh chậm rụng rốn rõ rệt (>6 tuần).

54. Nhiễm trùng bẩm sinh thường gặp nhất là cytomegalovirus, trong một vài nghiên cứu tầm soát lớn có thể chiếm 1.3% các trẻ sơ sinh. Khoảng 90-95% các trẻ bị nhiễm không biểu hiện triệu chứng nhưng một số có thể xuất hiện điếc sau này.

55.Tăng bilirubin máu nói chung không phải là chỉ định để ngưng bú mẹ mà đúng hơn là phải tăng số lần bú.

56. Điều chỉnh triệt để tình trạng táo bón cho thấy làm giảm tiểu dầm và tần số nhiễm trùng tiểu.

57. Hai khía cạnh có ích nhất trong đánh giá bệnh nhân nhằm lý giải bệnh thận như là nguyên nhân các triệu chứng là: (1) đo huyết áp và (2) khảo sát mẫu nước tiểu đầu tiên qua một đêm sau khi bàng quang đã được làm trống ( mẫu nước tiểu cô đặc nhất).

58. Nguyên nhân gây co giật kéo dài thường gặp nhất là không đủ nồng độ thuốc chống co giật.

59. Đau đầu migraine thường xảy ra 2 bên ở trẻ em nhưng xuất hiện 1 bên ở người lướn (75%).

60. Co giật do sốt ở trẻ trên 6 tuỏi không được xem là co giật do sốt.

61.Sau yếu tố tuổi và số lượng bạch cầu, đáp ứng sớm với điều trị là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất đối với trẻ bị bạch cầu cấp dong lympho.

62. Các thể bạch cầu cấp và lymphoma có tốc độ tăng sinh và thay thế tế bào cao (vd u lympho burkitt, bạch cầu cấp dòng lympho T) sẽ làm cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị các biến chứng của hội chứng ly giải u cao nhất ( tumor lysis syndrome).

63. Hơn 80% bệnh nhân nhập viện vì bạch cầu cấp dòng lympho sẽ có tình trạng thiéu máu đẳng sắc với giảm số lượng hồng cầu lứoi.

64. Trẻ lớn có biến dạng một bên chi không rõ nguyên nhân (vd. Bàn chân lõm pescavus) nên sàng lọc bằng MRI nhằm đánh giá các bệnh lý tủy sống.

65. Bệnh hen hiếm khi gây ngón tay dùi trống ở trẻ em. Chúng ta nên nghĩ đến các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh xơ nang.

66. Đa số trẻ bị viêm phổi tái phát hoặc xẹp thùy giữa phổi phải thì mắc bệnh hen. Nhưng tất cả các trường hợp có khò khè thường không phải hen.

67. Nếu trẻ có nhịp thở bình thường thì đây là một dấu hiệu quan trọng giúp ta loại trừ viêm phổi vi khuẩn.

68. Polyp mũi hoặc sa trực tràng ở trẻ em là các dấu hiệu gợi ý bệnh xơ nang.

69. Ba nguyên nhânthường gặp nhất của sốc phản vệ tại các bệnh viện và khoa cấp cứu nhi là do latex, thức ăn và thuốc. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng với thủy hải sản (vd: sò, hến, tôm, cua), đậu phộng và hạt điều thì nên chuẩn bị một liều epinephrine do gia tăng nguy cơ bị phản vệ tiếp theo.

70. Có đến 10% trẻ khỏe mạnh bình thường có test kháng thể kháng nhân dương tính với nồng độ thấp (1:10). Nếu trẻ không có đặc điểm lâm sàng hoặc cận lâm sàng nào gợi ý bệnh, thì điều này không có ý nghĩa gì.

71. Sốt cao từng cơn mỗi ngày trong bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể xuất hiẹn trước khi hình thành viêm khớp vài tuần đến vài tháng.

72.Đau bụng ( giống cơn đau bụng cấp) và viêm khớp thường xảy ra trước phát ban trong scholein henoch và do đó gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.

73. Trẻ sinh non nên được chủng ngừa đúng theo tuổi sau sinh.

74. Nếu không được tiêm mũi nhắc lại sau 5 tuổi, khả năng bảo vệ trẻ chống ho gà khoảng 80% trong 3 năm đầu sau tiêm chủng giảm còn 50% sau 4-7 năm và gần bằng 0% sau 11 năm.

75.Khi tiêm vaccine qua đường tiêm bắp, ta không cần thiết phải hút kim ( để xem có máu hay không) vì không có mạch máu nào lớn tại vị trí được khuyến cáo tiêm cả.


Bài viết được dịch và trích dẫn từ cuốn: PEDIATRIC SECRETS, 5th Edition là cuốn sách nhi khoa hay nằm trong bộ sách SECRETS nổi tiếng của MOSBY.

Cardi Tran Nhan

Xem thêm:
TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 1
TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2
TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 4

Post a Comment

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget