Halloween Costume ideas 2015

TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 4

Top 100 điều cần biết nhi khoa Sau đây là tổng hợp các kiến thức này giúp tóm tắt những khái niệm, nguyên lý và các chi tiết nổi bật nhất trong lĩnh vực nhi khoa và những điều thường gặp nhất trong khi thi cử. nguồn ảnh: internet 76. Khoảng 6% số trẻ em là người mang mầm bệnh streptococcú và sẽ có kết quả cấy họng dương tính giữa các đợt viêm họng. 77. Điểm số apgar tại thời điểm 1 phút sau và 5 phút sau sinh không giúp tiên đoán kết cục lâu dài. 78. KHông bao giờ sử dụng natri carbonate ở trẻ sơ sinh nếu trước tiêm không bảo đảm thong khí đầy đủ. 79. Các chủng streptococcus có men coagulase âm tính là tác nhân vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất trong nhiễm trùng bệnh viện tại các khoa chăm sóc tăng cường sau sinh. 80. Trong hơn 90% trường hợp, xuất huyết não thất ở những trẻ non tháng sẽ xảy ra trong vòng 3 ngày đầu sau sinh. 81. Đối với những trường hợp có tổn thương đám rối cánh tay, 90% trường hợp sẽ hồi phục. 82.Tiểu dầm đêm nguyên phát đơn độc hiếm khi rìm được nguyên nhân thực thể. 83. Tiểu máu vi thể không triệu chứng có thể gặp ở 0.5% - 2% những trẻ ở lứa tuổi đi học và đa số trường hợp đều lành tính, sau đánh giá đầy đủ thường không thấy bệnh lý tại thận hoặc đường tiết niệu. 84. So với tiểu máu đơn thuần, tiểu đạm lượng nhiều thường kèm theo tiểu máu có khả năng gây bệnh lý tiềm ẩn nhiều hơn. 85. Lấy nước tiểu qua túi chứa (clean – bagspecimens)ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ không đáng tin cậy vho việc cấy nước tiểu để chẩn đoánnhiễm trùng tiểu do tỉ lệ ngoại nhiễm cao. 86. Trẻ nhũ nhi nam chưa được cắt bao quy đầu có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn 10 lần so với trẻ đã cắt bao quy đầu. 87. Trong năm đầu đời, giảm trương lực cơ thường gặp hơn tăng trương lực cơ ở những trẻ sau này chẩn đoán bại não. 88. Nên theo dõi những bệnh nhân bị bại não ( đặc biệt khi có liệt hai bên dạng co cứng) đều đặn nhằm phát hiện trật khớp háng vì phát hiện sớm hỗ trợ điều trị nhiều hơn. 89. Nhức đầu làm trẻ tỉnh giấc khi đang ngủ kèm nôn, không buồn nôn, tăng lên khi rặn hoặc ho và cường độ thay đổi khi thay đổi tư thê là các dấu hiệu lien quan đến bệnh lý gây tăng áp lực nội sọ. 90. Đánh giá độ trưởng thành của xương ở một bệnh nhân bị vẹo cột sống (scoliosis) rất quan trọng vì xương càng kém trưởng thành gây nguy cơ tiến triển bệnh càng nặng. 91. Ở tuổi thiếu niên, nữ có nguy cơ vẹo cột sống tiến triển nhiều gấp 7 lần so với nam. 92. Nồng độ PaCO2 bình thường (40mmHg) hoặc tăng ở những bệnh nhân bị hen kèm thở nhanh hoặc bị khó thở đáng kể là đáng ngại vì đang tiến triển đến suy hô hấp. 93. Một nửa số bệnh nhân bị viêm phổi chlamydia có viêm kết mạc xảy ra trước viêm phổi. 94. Phì đại hạch rốn gợi ý bệnh lao. 95. Ở một trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ có sốt với bạch cầu đếm >20.000/mm3, nên cân nhắc chỉ định chụp phim X Quang ngực để tìm viêm phổi, do có tới 10% trẻ viêm phổi không có triệu chứng hô hấp. 96. Mặc dù tỉ lệ thấp khớp tại Hoa Kỳ tương đối thấp nhưng đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do các bệnh tim mạch đối với người <= 50 tuổi trên toàn thế giới. 97. Do có đên 10% bệnh nhân nhiễm Borrelia Burgdorferi không có triệu chứng và cả 2 kháng thể IgM và IgG đối với chúng có thể tồn tại trong vòng 10-20 năm. Chẩn đoán bệnh lyme ở trẻ lớn và tuổi thiếu niên có thể gặp khó khăn khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng không điển hình. 98. So với viêm màng não do virus, viêm màng não trong bệnh Lyme hay gây tổn thương các dây thần kinh sọ ( thường là dây thần kinh mắt), phù gai thị và thời gian có triệuc hứng trước khi đến khám bác sĩ dài hơn. 99. Khoảng 10-20% bệnh nhân bị bệnh sốt miền núi Rocky (Rocky mountain spotted fever) không nổi ban, do vậy cần cnahr giác đối với bất cứ bệnh nhân nào sống tỏng khu vực dịch tễ có sốt, đau cơ, nhức đầu dữ dội và nôn ói. 100. Tại Hoa Kỳ, đa số những trường hợp bệnh nhi tử vong liên quan đến cúm là hậu quả từ (1) đợt kịch phát của một bệnh lý nền sẵn có hoặc do thủ thuật xâm lấn, hoặc (2) đồng nhiễm tác nhân gây bệnh khác, thường gặp nhất là staphylococcus aureus. Bài viết được dịch và trích dẫn từ cuốn: PEDIATRIC SECRETS, 5th Edition là cuốn sách nhi khoa hay nằm trong bộ sách SECRETS nổi tiếng của MOSBY. Cardi Tran Nhan Xem thêm: TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 1 TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2 TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 3


Top 100 điều cần biết nhi khoa
Sau đây là tổng hợp các kiến thức này giúp tóm tắt những khái niệm, nguyên lý và các chi tiết nổi bật nhất trong lĩnh vực nhi khoa và những điều thường gặp nhất trong khi thi cử.

nguồn ảnh: internet



76. Khoảng 6% số trẻ em là người mang mầm bệnh streptococcú và sẽ có kết quả cấy họng dương tính giữa các đợt viêm họng.

77. Điểm số apgar tại thời điểm 1 phút sau và 5 phút sau sinh không giúp tiên đoán kết cục lâu dài.

78. KHông bao giờ sử dụng natri carbonate ở trẻ sơ sinh nếu trước tiêm không bảo đảm thong khí đầy đủ.


79. Các chủng streptococcus có men coagulase âm tính là tác nhân vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất trong nhiễm trùng bệnh viện tại các khoa chăm sóc tăng cường sau sinh.

80. Trong hơn 90% trường hợp, xuất huyết não thất ở những trẻ non tháng sẽ xảy ra trong vòng 3 ngày đầu sau sinh.

81. Đối với những trường hợp có tổn thương đám rối cánh tay, 90% trường hợp sẽ hồi phục.

82.Tiểu dầm đêm nguyên phát đơn độc hiếm khi rìm được nguyên nhân thực thể.

83. Tiểu máu vi thể không triệu chứng có thể gặp ở 0.5% - 2% những trẻ ở lứa tuổi đi học và đa số trường hợp đều lành tính, sau đánh giá đầy đủ thường không thấy bệnh lý tại thận hoặc đường tiết niệu.

84. So với tiểu máu đơn thuần, tiểu đạm lượng nhiều thường kèm theo tiểu máu có khả năng gây bệnh lý tiềm ẩn nhiều hơn.

85. Lấy nước tiểu qua túi chứa (clean – bagspecimens)ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ không đáng tin cậy vho việc cấy nước tiểu để chẩn đoánnhiễm trùng tiểu do tỉ lệ ngoại nhiễm cao.

86. Trẻ nhũ nhi nam chưa được cắt bao quy đầu có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn 10 lần so với trẻ đã cắt bao quy đầu.

87. Trong năm đầu đời, giảm trương lực cơ thường gặp hơn tăng trương lực cơ ở những trẻ sau này chẩn đoán bại não.

88. Nên theo dõi những bệnh nhân bị bại não ( đặc biệt khi có liệt hai bên dạng co cứng) đều đặn nhằm phát hiện trật khớp háng vì phát hiện sớm hỗ trợ điều trị nhiều hơn.

89. Nhức đầu làm trẻ tỉnh giấc khi đang ngủ kèm nôn, không buồn nôn, tăng lên khi rặn hoặc ho và cường độ thay đổi khi thay đổi tư thê là các dấu hiệu lien quan đến bệnh lý gây tăng áp lực nội sọ.

90. Đánh giá độ trưởng thành của xương ở một bệnh nhân bị vẹo cột sống (scoliosis) rất quan trọng vì xương càng kém trưởng thành gây nguy cơ tiến triển bệnh càng nặng.

91. Ở tuổi thiếu niên, nữ có nguy cơ vẹo cột sống tiến triển nhiều gấp 7 lần so với nam.

92. Nồng độ PaCO2 bình thường (40mmHg) hoặc tăng ở những bệnh nhân bị hen kèm thở nhanh hoặc bị khó thở đáng kể là đáng ngại vì đang tiến triển đến suy hô hấp.

93. Một nửa số bệnh nhân bị viêm phổi chlamydia có viêm kết mạc xảy ra trước viêm phổi.

94. Phì đại hạch rốn gợi ý bệnh lao.

95. Ở một trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ có sốt với bạch cầu đếm >20.000/mm3, nên cân nhắc chỉ định chụp phim X Quang ngực để tìm viêm phổi, do có tới 10% trẻ viêm phổi không có triệu chứng hô hấp.

96. Mặc dù tỉ lệ thấp khớp tại Hoa Kỳ tương đối thấp nhưng đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do các bệnh tim mạch đối với người <= 50 tuổi trên toàn thế giới.

97. Do có đên 10% bệnh nhân nhiễm Borrelia Burgdorferi không có triệu chứng và cả 2 kháng thể IgM và IgG đối với chúng có thể tồn tại trong vòng 10-20 năm. Chẩn đoán bệnh lyme ở trẻ lớn và tuổi thiếu niên có thể gặp khó khăn khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng không điển hình.

98. So với viêm màng não do virus, viêm màng não trong bệnh Lyme hay gây tổn thương các dây thần kinh sọ ( thường là dây thần kinh mắt), phù gai thị và thời gian có triệuc hứng trước khi đến khám bác sĩ dài hơn.

99. Khoảng 10-20% bệnh nhân bị bệnh sốt miền núi Rocky (Rocky mountain spotted fever) không nổi ban, do vậy cần cnahr giác đối với bất cứ bệnh nhân nào sống tỏng khu vực dịch tễ có sốt, đau cơ, nhức đầu dữ dội và nôn ói.

100. Tại Hoa Kỳ, đa số những trường hợp bệnh nhi tử vong liên quan đến cúm là hậu quả từ (1) đợt kịch phát của một bệnh lý nền sẵn có hoặc do thủ thuật xâm lấn, hoặc (2) đồng nhiễm tác nhân gây bệnh khác, thường gặp nhất là staphylococcus aureus.


Bài viết được dịch và trích dẫn từ cuốn: PEDIATRIC SECRETS, 5th Edition là cuốn sách nhi khoa hay nằm trong bộ sách SECRETS nổi tiếng của MOSBY.

Cardi Tran Nhan

Xem thêm:
TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 1

TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2

TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 3

Post a Comment

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget