Halloween Costume ideas 2015

TIỂU DẦM Ở TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NÊN BIẾT.

Đái dầm (Dạ niệu, Niệu sàng hay Tiểu nhi di niệu) là rắc rối phổ biến ở trẻ em. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và có thể dẫn tới sự căng thẳng cao độ trong gia đình. Tác động tâm lý tiêu cực nhất của đái dầm là làm xói mòn lòng tự tin ở trẻ. Khi mắc chứng bệnh này, đa số trẻ nghĩ mình có điều gì đó không ổn. Nhiều bé tin đó là sự trừng phạt cho những suy nghĩ hay việc làm sai lầm của bản thân. Tương tự như vậy, nhiều phụ huynh cũng tự trách mình không giỏi làm cha mẹ. nguồn ảnh: internet Cảm giác tội lỗi càng bị đẩy cao nếu bạn bè hay người thân cho rằng sự bất ổn về tâm lý là nguyên nhân khiến bé đái dầm. Sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể khiến cha mẹ nổi nóng, thậm chí còn trừng phạt khi con đái dầm. Hiểu thấu đáo nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả. Tiểu dầm là gì? Tiểu dầm (bedwetting or enuresis) là hành vi tiểu không tự chủ ra giường hoặc áo quần của trẻ ở những đứa trẻ đến khoảng 4 tuổi hoặc hơn mà không có bất kỳ vấn đề thực thể nào. Tình trạng kiểm soát đi tiểu vào nửa đêm là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình phát triển. Phần lớn những đứa trẻ có thể kiểm soát bàng quang vào nửa đêm cho tới khoảng 3 tuổi. Tiểu dầm thường gặp ở trẻ trai hơn gái cho tơi skhoảng 5 tuổi. Đến tuổi 11, những trẻ trai có tiểu dầm nhiều gấp đôi nữ. Nguyên nhân gây ra tiểu dầm? Nguyên nhân thường không rõ, tuy nhiên, những vấn đề xúc cảm gây bởi những stress hoặc sự chia ly, đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sử gia đình có tiểu dầm và những đứa con đầu thường tăng nguy cơ có tiểu dầm. Stress cũng đóng vai trò quan trọng ở những trẻ có tiểu dầm sau giai đoạn khô rzó vào buổi đêm. Những stress này có thể là việc sinh đứa trẻ khác, nhập viện, và chấn thương đầu. Những trường hợp tiểu dầm ban ngày xảy ra nhiều hơn ở nữ và có vẻ như liên quan đến những vấn đề cảm xúc.Những triệu chứng của tiểu dầm là gì? Triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, thường thường ở trên giường vào buổi tối và thỉnh thoảng suốt cả ngày ở những đứa trẻ lớn. Làm sao chẩn đoán tiểu dầm? Bởi vì tiểu dầm có thể có những nguyên nhân nội khoa, bác sĩ sẽ tìm kiếm vấn đề về đường tiết niệu (vd: bàng quang), tiết hormone, dạng giấc ngủ, tiền sử gia đình và sự phát triển của trẻ. Bác sĩ sẽ thăm khám thực thể và tình trạng tâm thần kinh của trẻ, Xquang, xét nghiệm máu và nước tiểu để đảm bảo lý do thực thể không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng trên trẻ. Điều trị tiểu dầm như thế nào? Phần lớn những trẻ bị tiểu dầm sẽ không bao giờ gặp bác sĩ. Phần lớn gia đình xem tiểu dầm như là một phần trong phát triển bình thường của trẻ và thử điều trị nó ở nhà. Bao gồm hạn chế lượng dịch đặc biệt sau bữa ăn tối, và sử dụng phần thưởng hoặc hình thức phạt với trẻ. Thường thường, việc phạt trẻ có thể làm tiểu dầm trở nên xấu hơn và có thể dẫn đến những vấn đề trong việc tự giới hạn của nó. Khi bắt đầu điều trị tiểu dầm, bác sĩ phải khẳng định rằng trẻ bị tiểu dầm có thể điều trị được. Khoảng 10% trẻ đến khám lần đầu thường cải thiện mà không cần điều trị nào. Những trẻ không có những vấn đề về nội khoa hoặc xúc cảm có vẻ sẽ tự hết tiểu dầm. Những điều trị khác bao gồm dắt trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, tránh uống nước vào buổi tối, trao thưởng cho trẻ nếu trẻ không tiểu dầm. Những điều trị tâm lý bao gồm sử dụng chuông báo thức hoặc một tấm lót rung lót bên dưới. Tái phát sau ngừng điều trị xảy ra khoảng 6 tháng sau khi thành công (xảy ra ở khoảng 1/3 trường hợp tái phát). Điều trị thuốc cũng có thể giảm thể tích nước tiểu hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang. Khi dùng các biện pháp kể trên mà trẻ vẫn tiểu dầm thì có thể dùng thuốc. Tuy nhiên không cần điều trị thuốc khi trẻ dưới 6 tuổi. Thuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu tránh tè dầm ban đêm. Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình. Nên ghi lại những lần bé tè dâm vào 1 quyển sổ hoặc lịch để theo dõi, khi trẻ chiến thắng tè dầm một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé. Việc làm này sẽ khiến các bé rất quyết tâm cố gắng. Thay, giặt đồ cho bé cẩn thận trước khi đến lớp để gạt bỏ mặc cảm tự ti trước thầy cô, bạn bè. Nên tránh cho trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn và nên quan tâm đến các yếu tố tác động tâm lý trên trẻ trong mọi quan hệ với thầy cô, bạn bè, anh chị em ruột... Những điều nên và không nên làm trong việc chăm sóc trẻ tiểu dầm: ✔ Tránh những stress cho trẻ. ✔ Tránh phê bình hay chỉ trích trẻ quá mức. ✔ Hạn chế lượng nước uống vào buổi tối và cho trẻ đi tiểu vào thời điểm nhất định vào buổi tối ( ví dụ: sau bữa tối, trước khi đi ngủ..). ✔ Trao thưởng nếu trẻ không tiểu dầm. ✔. Nên gọi cho bác sĩ nếu như trước đó trẻ có tiểu dầm ban đêm nhưng nay xuất hiện cả ban ngày. ✔ Gọi cho bác sĩ nếu như nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu bên trong hoặc là trẻ đau, rát khi đi tiểu. ✔ Nên tìm kiếm nguyên nhân và điều trị những nguyên nhân thực thể thích hợp. X Không nên buộc hoặc trùm kín mít, phê bình trẻ quá mức. nguồn ảnh: internet Thêm một chút quan tâm và thông cảm, thêm một chút kiên trì, bạn sẽ giúp con mình vượt qua được những khó khăn ban đầu của tuổi thơ. Tài liệu tham khảo thêm Bedwetting in under 19s: Clinical guideline Published: 27 October 2010 nice.org.uk/guidance/cg111 MANAGING YOUR BEDWETTING: Ferri's Netter Patient Advisor 2nd. Nocturnal Enuresis: An Approach to Assessment and Treatment, AAP - Pediatrics in Review, August 2014, VOLUME 35 / ISSUE 8 Tiểu dầm ở trẻ em Cardi Tran Nhan.

      Đái dầm (Dạ niệu, Niệu sàng hay Tiểu nhi di niệu) là rắc rối phổ biến ở trẻ em. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và có thể dẫn tới sự căng thẳng cao độ trong gia đình. Tác động tâm lý tiêu cực nhất của đái dầm là làm xói mòn lòng tự tin ở trẻ. Khi mắc chứng bệnh này, đa số trẻ nghĩ mình có điều gì đó không ổn. Nhiều bé tin đó là sự trừng phạt cho những suy nghĩ hay việc làm sai lầm của bản thân. Tương tự như vậy, nhiều phụ huynh cũng tự trách mình không giỏi làm cha mẹ.
nguồn ảnh: internet

     Cảm giác tội lỗi càng bị đẩy cao nếu bạn bè hay người thân cho rằng sự bất ổn về tâm lý là nguyên nhân khiến bé đái dầm. Sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể khiến cha mẹ nổi nóng, thậm chí còn trừng phạt khi con đái dầm. Hiểu thấu đáo nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả.






 Tiểu dầm là gì?
Tiểu dầm (bedwetting or enuresis) là hành vi tiểu không tự chủ ra giường hoặc áo quần của trẻ ở những đứa trẻ đến khoảng 4 tuổi hoặc hơn mà không có bất kỳ vấn đề thực thể nào.

Tình trạng kiểm soát đi tiểu vào nửa đêm là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình phát triển. Phần lớn những đứa trẻ có thể kiểm soát bàng quang vào nửa đêm cho tới khoảng 3 tuổi. Tiểu dầm thường gặp ở trẻ trai hơn gái cho tơi skhoảng 5 tuổi. Đến tuổi 11, những trẻ trai có tiểu dầm nhiều gấp đôi nữ.
Nguyên nhân gây ra tiểu dầm?
Nguyên nhân thường không rõ, tuy nhiên, những vấn đề xúc cảm gây bởi những stress hoặc sự chia ly, đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sử gia đình có tiểu dầm và những đứa con đầu thường tăng nguy cơ có tiểu dầm. Stress cũng đóng vai trò quan trọng ở những trẻ có tiểu dầm sau giai đoạn khô rzó vào buổi đêm. Những stress này có thể là việc sinh đứa trẻ khác, nhập viện, và chấn thương đầu. Những trường hợp tiểu dầm ban ngày xảy ra nhiều hơn ở nữ và có vẻ như liên quan đến những vấn đề cảm xúc.
Những triệu chứng của tiểu dầm là gì?
  Triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, thường thường ở trên giường vào buổi tối và thỉnh thoảng suốt cả ngày ở những đứa trẻ lớn.

Làm sao chẩn đoán tiểu dầm?

  Bởi vì tiểu dầm có thể có những nguyên nhân nội khoa, bác sĩ sẽ tìm kiếm vấn đề về đường tiết niệu (vd: bàng quang), tiết hormone, dạng giấc ngủ, tiền sử gia đình và sự phát triển của trẻ. Bác sĩ sẽ thăm khám thực thể và tình trạng tâm thần kinh của trẻ, Xquang, xét nghiệm máu và nước tiểu để đảm bảo lý do thực thể không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng trên trẻ.

Điều trị tiểu dầm như thế nào?
  Phần lớn những trẻ bị tiểu dầm sẽ không bao giờ gặp bác sĩ. Phần lớn gia đình xem tiểu dầm như là một phần trong phát triển bình thường của trẻ và thử điều trị nó ở nhà. Bao gồm hạn chế lượng dịch đặc biệt sau bữa ăn tối, và sử dụng phần thưởng hoặc hình thức phạt với trẻ. Thường thường, việc phạt trẻ có thể làm tiểu dầm trở nên xấu hơn và có thể dẫn đến những vấn đề trong việc tự giới hạn của nó. Khi bắt đầu điều trị tiểu dầm, bác sĩ phải khẳng định rằng trẻ bị tiểu dầm có thể điều trị được. Khoảng 10% trẻ đến khám lần đầu thường cải thiện mà không cần điều trị nào. Những trẻ không có những vấn đề về nội khoa hoặc xúc cảm có vẻ sẽ tự hết tiểu dầm. Những điều trị khác bao gồm dắt trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, tránh uống nước vào buổi tối, trao thưởng cho trẻ nếu trẻ không tiểu dầm.

Những điều trị tâm lý bao gồm sử dụng chuông báo thức hoặc một tấm lót rung lót bên dưới. Tái phát sau ngừng điều trị xảy ra khoảng 6 tháng sau khi thành công (xảy ra ở khoảng 1/3 trường hợp tái phát).

Điều trị thuốc cũng có thể giảm thể tích nước tiểu hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang. Khi dùng các biện pháp kể trên mà trẻ vẫn tiểu dầm thì có thể dùng thuốc. Tuy nhiên không cần điều trị thuốc khi trẻ dưới 6 tuổi. Thuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu tránh tè dầm ban đêm.
Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.

   Nên ghi lại những lần bé tè dâm vào 1 quyển sổ hoặc lịch để theo dõi, khi trẻ chiến thắng tè dầm một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé. Việc làm này sẽ khiến các bé rất quyết tâm cố gắng.
    Thay, giặt đồ cho bé cẩn thận trước khi đến lớp để gạt bỏ mặc cảm tự ti trước thầy cô, bạn bè.
    Nên tránh cho trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn và nên quan tâm đến các yếu tố tác động tâm lý trên trẻ trong mọi quan hệ với thầy cô, bạn bè, anh chị em ruột...


Những điều nên và không nên làm trong việc chăm sóc trẻ tiểu dầm:

Tránh những stress cho trẻ.
Tránh phê bình hay chỉ trích trẻ quá mức.
Hạn chế lượng nước uống vào buổi tối và cho trẻ đi tiểu vào thời điểm nhất định vào buổi tối ( ví dụ: sau bữa tối, trước khi đi ngủ..).
Trao thưởng nếu trẻ không tiểu dầm.
✔. Nên gọi cho bác sĩ nếu như trước đó trẻ có tiểu dầm ban đêm nhưng nay xuất hiện cả ban ngày.
Gọi cho bác sĩ nếu như nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu bên trong hoặc là trẻ đau, rát khi đi tiểu.
Nên tìm kiếm nguyên nhân và điều trị những nguyên nhân thực thể thích hợp.
X Không nên buộc hoặc trùm kín mít, phê bình trẻ quá mức.


nguồn ảnh: internet
Thêm một chút quan tâm và thông cảm, thêm một chút kiên trì, bạn sẽ giúp con mình vượt qua được những khó khăn ban đầu của tuổi thơ.

   Tài liệu tham khảo thêm
Bedwetting in under 19s: Clinical guideline Published: 27 October 2010 nice.org.uk/guidance/cg111  
MANAGING YOUR BEDWETTING:  Ferri's Netter Patient Advisor 2nd.
Nocturnal Enuresis: An Approach to Assessment and Treatment, AAP - Pediatrics in ReviewAugust 2014, VOLUME 35 / ISSUE 8

Tiểu dầm ở trẻ em


Cardi Tran Nhan.

Post a Comment

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget