Halloween Costume ideas 2015

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY VỚI CÁI RĂNG BỊ VĂNG RA

Biểu tượng cảm xúc wink Bạn có biết: đây là một tai nạn rất phổ biến xảy ra. Ở trẻ em, đa số do các tai nạn không mong muốn, đặc biệt khi trẻ té, hoặc đụng vào những đồ vật cứng. Ở người lớn, ngoài tai nạn, có thể còn do “tự chuốc lấy” qua những trận ẩu đả, đánh nhau! Biểu tượng cảm xúc wink. Thống kê của tổ chức Nội Nha Hoa Kỳ cho thấy, có hơn 5 triệu cái răng bị “văng ra” mỗi năm, ở trẻ em và người lớn! Tuy nhiên, có thể nhiều bạnkhông biết rằng, nếu sơ cứu đúng cách, chúng ta có thể “cứu” được cái răng văng ra này, chứ không phải chịu khổ sở suốt đời vì bị mất răng! Vậy, chúng ta nên làm thế nào đúng cách? Đây là những bước các bạn nên làm: Nên nhớ: răng chúng ta có hai phần: phần nhai (là bề mặt phẳng, trơn mà chúng ta dùng để nhai), và phần rễ (như các bạn thấy trong hình, là phần nhọn, và có máu khi răng bị văng ra) 1. Khi thấy cái răng bị văng ra, LƯỢM NÓ LÊN LIỀN! khi lượm lên, nên lấy hai ngón tay cầm phần thân, mặt nhai của răng, tránh không cầm phần rễ của răng – để tránh tổn thương thêm rễ răng – để còn “trồng lại” tốt! Khi răng văng ra bị dơ, tốt nhất là nên rửa bằng nước muối sinh lý, và đây là hướng dẫn giảng dạy của Bộ Môn Răng Hàm Mặt, Tp Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hướng dẫn của hội đồng Nội Nha Hoa Kỳ có ghi chú là rửa bằng nước, nên mình vẫn giữ hướng dẫn này! Tuy nhiên, không nên rửa dưới vòi nước, vì có thể làm tổn hại các tế bào rễ răng, vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa nhẹ nhàng mà thôi. 2. Nếu không cắm răng lại liền được, tốt nhất là bỏ răng vào sữa không đường, hoặc nước muối sinh lý để trữ. Không nên bỏ vào ly nước lọc bình thường, vì khi răng văng ra nằm trong nước lọc lâu, có thể gây tổn hại đến các tế bào quan trọng của rễ răng, và làm giảm khả năng cứu được răng! 3. Nếu thấy răng bị “nhiễm bẩn” có dính bụi, đất: bạn lấy nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa răng nhẹ nhàng, sau đó cắm lại liền vô lỗ chân răng. Nên nhớ, không được dùng xà phòng, không được chà, không được làm khô răng, không được quấn răng vô khăn hoặc giấy! Không nên rửa răng dưới vòi nước, vì có thể làm tổn thương các tế bào ở rễ răng. 3. Mình có bàn về việc răng sữa vẫn có thể cứu được, và có thể xem xét trồng lại răng sữa nếu răng văng ra quá sớm. Tuy nhiên, theo góp ý từ các đồng nghiệp chuyên nha, thì khả năng trồng lại răng sữa, trên thực tế, rất khó thực hiện và tỉ lệ thành công rất thấp, cộng với những thủ thuật giữ răng có thể xâm lấn và gây đau cho trẻ. Bên cạnh đó, còn có thể ảnh hưởng không tốt đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy, đối với răng sữa, thường sẽ không khuyến khích trồng răng sữa lại. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ đi khám nha sĩ, để có thể xem xét đặt "bộ giữ khoảng" để giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, khi tới thời điểm mọc chứ không bị chạy lung tung! 4. Nếu vì lý do nào đó, mà bạn không thể cắm răng vô lỗ chân răng lại được, không được để răng khơi khơi ở ngoài, hoặc gói ghém tùm lum, mà lấy một cái ly đựng sữa KHÔNG ĐƯỜNG, hoặc nước muối sinh lý, bỏ cái răng vào trong đó. Nếu là người lớn hoặc trẻ lớn hợp tác tốt, thì cách “giữ” răng tốt nhất là bỏ luôn cái răng vô miệng người bị văng răng, ở phần má trong. Không nên bỏ răng vào nước lọc, vì có thể tổn thương các tế bào quan trọng của rễ răng, làm giảm khả năng trồng lại răng văng đi. 5. Sau đó chở cái răng và chủ cái răng vô bệnh viện có nha khoa, hoặc phòng khám nha sĩ gần nhất. Nếu bạn cắm lại được, vẫn nên khám nha sĩ để được kiểm tra liền!Nếu được cắm lại trong vòng 30 phút sau khi văng ra, khả năng giữ lại răng này là rất cao! Nếu trễ hơn 1 tiếng, vẫn nên ráng đến nha sĩ, vì nhiều khi vẫn có thể cứu răng lại được! 6. Đối với răng sữa, cũng nên cho bé đi khám và tư vấn nha sĩ. Vì mất răng sữa quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến phát triển hàm, và răng vĩnh viễn lâu dài! Nếu trồng lại răng sữa không phù hợp, nha sĩ có thể tư vấn dùng bộ giữ khoảng cho răng rẻ, giúp răng vĩnh viễn mọc ra đúng chỗ, chứ không mọc lung tung sau này. 4. Nhiều bạn đọc bài rồi nghĩ chỉ cần cắm lại là răng mọc lại liền. Cái này không đúng nhé! Khi cắm lại được xong, bạn vẫn cần đến khám nha sĩ để nha sĩ làm thủ thuật cố định răng, và còn phải kiểm tra theo hẹn để đánh giá diễn tiến và theo dõi biến chứng nếu có khi cắm răng vào! - Cho nên vẫn cần nhiều công sức để trồng lại đúng! Tuy nhiên, nếu so với việc mất răng vĩnh viễn, và sau đó phải trồng răng giả, hoặc implant, thì thật sự rất đáng công sức của các bạn và nha sĩ đó nha! Ghi nhớ: Răng văng ra có thể cứu được! Đừng bỏ nó một mình, tội nghiệp nó lắm nha!!! Bs. Huyên Thảo. Nguồn tham khảo: 1. Knocked-out teeth; American Association of Endodontist.


Biểu tượng cảm xúc wink
Bạn có biết: đây là một tai nạn rất phổ biến xảy ra. Ở trẻ em, đa số do các tai nạn không mong muốn, đặc biệt khi trẻ té, hoặc đụng vào những đồ vật cứng. Ở người lớn, ngoài tai nạn, có thể còn do “tự chuốc lấy” qua những trận ẩu đả, đánh nhau! Biểu tượng cảm xúc wink.
Thống kê của tổ chức Nội Nha Hoa Kỳ cho thấy, có hơn 5 triệu cái răng bị “văng ra” mỗi năm, ở trẻ em và người lớn! Tuy nhiên, có thể nhiều bạnkhông biết rằng, nếu sơ cứu đúng cách, chúng ta có thể “cứu” được cái răng văng ra này, chứ không phải chịu khổ sở suốt đời vì bị mất răng!
Vậy, chúng ta nên làm thế nào đúng cách? Đây là những bước các bạn nên làm:
Nên nhớ: răng chúng ta có hai phần: phần nhai (là bề mặt phẳng, trơn mà chúng ta dùng để nhai), và phần rễ (như các bạn thấy trong hình, là phần nhọn, và có máu khi răng bị văng ra)
1. Khi thấy cái răng bị văng ra, LƯỢM NÓ LÊN LIỀN! khi lượm lên, nên lấy hai ngón tay cầm phần thân, mặt nhai của răng, tránh không cầm phần rễ của răng – để tránh tổn thương thêm rễ răng – để còn “trồng lại” tốt!  Khi răng văng ra bị dơ, tốt nhất là nên rửa bằng nước muối sinh lý, và đây là hướng dẫn giảng dạy của Bộ Môn Răng Hàm Mặt, Tp Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hướng dẫn của hội đồng Nội Nha Hoa Kỳ có ghi chú là rửa bằng nước, nên mình vẫn giữ hướng dẫn này! Tuy nhiên, không nên rửa dưới vòi nước, vì có thể làm tổn hại các tế bào rễ răng, vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa nhẹ nhàng mà thôi.
2. Nếu không cắm răng lại liền được, tốt nhất là bỏ răng vào sữa không đường, hoặc nước muối sinh lý để trữ. Không nên bỏ vào ly nước lọc bình thường, vì khi răng văng ra nằm trong nước lọc lâu, có thể gây tổn hại đến các tế bào quan trọng của rễ răng, và làm giảm khả năng cứu được răng!
3. Nếu thấy răng bị “nhiễm bẩn” có dính bụi, đất: bạn lấy nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa răng nhẹ nhàng, sau đó cắm lại liền vô lỗ chân răng. Nên nhớ, không được dùng xà phòng, không được chà, không được làm khô răng, không được quấn răng vô khăn hoặc giấy! Không nên rửa răng dưới vòi nước, vì có thể làm tổn thương các tế bào ở rễ răng.

3. Mình có bàn về việc răng sữa vẫn có thể cứu được, và có thể xem xét trồng lại răng sữa nếu răng văng ra quá sớm. Tuy nhiên, theo góp ý từ các đồng nghiệp chuyên nha, thì khả năng trồng lại răng sữa, trên thực tế, rất khó thực hiện và tỉ lệ thành công rất thấp, cộng với những thủ thuật giữ răng có thể xâm lấn và gây đau cho trẻ. Bên cạnh đó, còn có thể ảnh hưởng không tốt đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy, đối với răng sữa, thường sẽ không khuyến khích trồng răng sữa lại. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ đi khám nha sĩ, để có thể xem xét đặt "bộ giữ khoảng" để giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, khi tới thời điểm mọc chứ không bị chạy lung tung!
4. Nếu vì lý do nào đó, mà bạn không thể cắm răng vô lỗ chân răng lại được, không được để răng khơi khơi ở ngoài, hoặc gói ghém tùm lum, mà lấy một cái ly đựng sữa KHÔNG ĐƯỜNG, hoặc nước muối sinh lý, bỏ cái răng vào trong đó. Nếu là người lớn hoặc trẻ lớn hợp tác tốt, thì cách “giữ” răng tốt nhất là bỏ luôn cái răng vô miệng người bị văng răng, ở phần má trong. Không nên bỏ răng vào nước lọc, vì có thể tổn thương các tế bào quan trọng của rễ răng, làm giảm khả năng trồng lại răng văng đi.
5. Sau đó chở cái răng và chủ cái răng vô bệnh viện có nha khoa, hoặc phòng khám nha sĩ gần nhất. Nếu bạn cắm lại được, vẫn nên khám nha sĩ để được kiểm tra liền!Nếu được cắm lại trong vòng 30 phút sau khi văng ra, khả năng giữ lại răng này là rất cao! Nếu trễ hơn 1 tiếng, vẫn nên ráng đến nha sĩ, vì nhiều khi vẫn có thể cứu răng lại được!
6. Đối với răng sữa, cũng nên cho bé đi khám và tư vấn nha sĩ. Vì mất răng sữa quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến phát triển hàm, và răng vĩnh viễn lâu dài! Nếu trồng lại răng sữa không phù hợp, nha sĩ có thể tư vấn dùng bộ giữ khoảng cho răng rẻ, giúp răng vĩnh viễn mọc ra đúng chỗ, chứ không mọc lung tung sau này.
4. Nhiều bạn đọc bài rồi nghĩ chỉ cần cắm lại là răng mọc lại liền. Cái này không đúng nhé! Khi cắm lại được xong, bạn vẫn cần đến khám nha sĩ để nha sĩ làm thủ thuật cố định răng, và còn phải kiểm tra theo hẹn để đánh giá diễn tiến và theo dõi biến chứng nếu có khi cắm răng vào! - Cho nên vẫn cần nhiều công sức để trồng lại đúng! Tuy nhiên, nếu so với việc mất răng vĩnh viễn, và sau đó phải trồng răng giả, hoặc implant, thì thật sự rất đáng công sức của các bạn và nha sĩ đó nha!
Ghi nhớ: Răng văng ra có thể cứu được! Đừng bỏ nó một mình, tội nghiệp nó lắm nha!!!
Bs. Huyên Thảo.
Nguồn tham khảo:
1. Knocked-out teeth; American Association of Endodontist.

Post a Comment

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget